Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Hóa học 8
Nhằm thực hiện chủ đề của ngành giáo dục “Tập trung xây dựng và nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống và tay nghề”. Bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy rằng: Là giáo viên bộ môn Hoá học thì cần hình thành ở các em học sinh một kỹ năng cơ bản, phổ thông, thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học lên cao và đi vào cuộc sống lao động.
Tuy nhiên việc lĩnh hội kiến thức Hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới lạ đối với học sinh ở THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn là những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi HS có hứng thú, niềm say mê với môn Hóa sẽ giúp HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo. Để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Chính vì vậy, tôi nghĩ đổi mới phương pháp dạy học phải thể hiện được ba tính chất cơ bản sau:
- Một là: Phát huy tính tích cực, năng lực tư duy, óc sáng tạo, khả năng tự học và sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
- Hai là: Giảng dạy và học tập phải gắn liền với cuộc sống sản xuất, học đi đôi với hành.
- Ba là: Rèn luyện được kĩ năng sống cho học sinh.
Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy Hóa học tôi nhận thấy rằng: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các môn học với nhau khi lĩnh hội kiến thức mới, từ đó giúp học sinh khắc sâu kiến thức các môn học và dễ dàng lĩnh hội kiến thức mới bằng phương pháp tư duy, sáng tạo, quy nạp.
Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn Hóa học, tôi thấy để có chất lượng giáo dục bộ môn Hóa học cao, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực, vận dụng kiến thức liên môn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn Hóa học 8”.
HÓA HỌC_THCS_NGUYEN HUỲNH HỮU TÀI_ TPHCM
Leave a Reply