Với những học sinh đã nắm vững kiến thức, mình chỉ khuyên các bạn một điều là hãy đọc kĩ đề bài trước khi làm. Rất nhiều năm, các đề ra đều “đánh lừa” học sinh đó là phần đọc thiếu và lướt qua khi nhận biết các chất và đếm số chất phản ứng mà những câu hỏi này thì các chất thường nằm trên một dòng nhưng cũng đôi khi 1 hoặc 2 chất nằm ở dòng dưới làm cho thí sinh thường hay không để ý và chọn thiếu.
Với những thi sinh chưa thực sự vững kiến thức, trước khi đi thi chúng ta phải đặt ra mục tiêu là phải hoàn thành các phần mình đã vững và nhặt hết điểm các phần đấy, những thì sinh khi cầm đề hãy tìm những phần mình có thể và chắc chắn mình làm được và làm để lấy tự tin làm các câu hỏi khác có thể mình chưa vững. Tự tin cũng giúp bạn nghĩ ra cách hay chọn có phần may mắn hơn.
Về bài tập thì có 2 phần:
Về phần Vô cơ:
Các bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK), những kiến thức này rất quan trọng khi ta làm các bài tập lý thuyết. Thông thường thì kiến thức trong đề thi hầu như không ra ngoài SGK. Những phương pháp như thăng bằng electron, các phản ứng oxy hóa – khử, phản ứng được viết dưới dạng ion chúng ta phải nắm vững. Các bài tập về tính toán vô cơ cũng chỉ quanh mấy phương pháp thăng bằng electron, tăng giảm khối lượng, phản ứng oxy hóa – khử nên các ban cố gắng nghiên cứu các phương pháp đó. Khi đọc đề bài, các bạn hãy thoải mái và hãy gắn kết các dữ kiện đầu bài cho, và luôn nhớ cho mình là đề thi đại học ra không mấy khi ra thừa dữ kiện để làm khó cho thí sinh cả, chỉ có hay ra đề bài dài làm cho thí sinh nhìn thấy tưởng khó và bỏ qua đi làm những bài ngắn, mà bài ngắn thì lại có những câu hỏi khó và đòi hỏi phải nhớ và tư duy logic. Với những câu hỏi dài và lắm dữ kiện, các bạn không nên hoang mang là có nên làm hay không và nếu làm có sợ mất thời gian hay không, các bạn hãy bình tĩnh đọc một lần và xâu chuối các dữ kiện đề bài cho ra nháp rồi hãy làm.
Với những câu tính toàn và tìm khối lượng hay là thành phần phần trăm thì các bạn đã có đáp án để thử cũng là cách kiểm tra mình có làm đúng hay không, thông thường các câu về tính toán hay phần trăm thì số đẹp và chúng ta nêu đang phân vân hoặc không làm ra đáp án, hãy thử cũng là một cách làm nhanh. Khi làm các dạng toàn vô cơ thì thường là các phản ứng oxy hóa – khử, nên các bạn hay làm phương pháp thăng bằng electron thật nhuần nhuyễn và khi đi thi ta chỉ cần viết các quá trình cho nhận thì thời gian làm sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Các bạn không nên dành nhiều thời gian vào 1 câu, ta nhớ rằng số điểm chia đều cho 50 câu.
Với những câu về thể tích, các bạn cũng nhớ rằng có sự thay đổi về thể tích khi trộn các dung dịch vào với nhau. Có rất nhiều trường hợp, thí sinh do không cộng thể tích nên dẫn tới sai kết quả dù câu hỏi rất dễ.
Trong các phản ứng, các bạn nhớ các tính chất của các kim loại chuyển tiếp, tính lưỡng tính của 1 số kim loại,và tính chất tạo phức với NH3 của một số chất để làm các bài tập đỡ bị nhầm hoặc thiếu sẽ dẫn đến kết quả sai.
Phần Hữu cơ:
Phần này cũng có 2 phần nhỏ là lý thuyết và bài tập.
Phần lý thuyết hữu cơ, chúng ta phải đọc trong SGK thật kỹ, trong SGK có những định nghĩa hay những tính chất lý hóa đặc trưng nào các bạn hãy viết và một quyển vở và thỉnh thoảng đọc lại để nhớ. Trong các lần thi khảo sát, có những câu lý thuyết nào mà minh làm sai hãy chép lại, phải trả lời được tại sao mình lại làm sai và khắc phục ngay. Trong phần lý thuyết này, chúng ta phải đọc kỹ các câu vì có những câu hầu như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác nhau một hoặc 2 chữ, các bạn phải đọc hết 4 đáp án, chớ có đọc thấy đáp án nào đúng là khoanh luôn sẽ có những trường hợp sai đáng tiếc xảy ra.
Về phần bài tập hóa hữu cơ, thường là đề bài rất dài đề làm cho thí sinh ngại làm, những các bạn yên tâm là cũng như phần vô cơ, các bài tập này chúng ta hãy sắp xếp các dữ kiện lại và rút gọn thì sẽ giải quyết được bài toán.
Các bài tập hữu cơ thường thì tính toán rất đơn giản không như bài tập vô cơ (là những bài tập tính toán khó và các phản ứng oxy hóa – khử nhiều). Bài tập hóa hữu cơ thường là các bài tập về tính chất của các nhóm chức và các chất, mỗi chất, nhóm chức có các phản ứng khác nhau nên thường dựa vào đó để làm.
Về bài tập đồng phân hay công thức cấu tạo, các bạn nên cố gắng viết cho hết công thức ra. Các bạn hãy viết theo thứ tự cho đỡ bị thiếu 1 công thức nào, ví dụ như các bạn hãy viết hết công thức mạch thẳng rồi tới nhánh sau đó vị trí nhóm chức…
Các bạn phải nắm vững các tính chất của các chất hữu cơ mình đã học và phải nhớ các phản ứng đặc trưng của nhóm chất đó để chúng ta nhận biết các chất và giải quyết nhanh các bài tập này.
Có những bài tập nó chỉ cho công thức phân tử và cho các tính chất của chất này các bạn nhớ là không chỉ có các chất hữu cơ mới có công thức phân tử này mà nó cũng có thể là muối của acid hữu cơ với base vô cơ (ví dụ như CH3COONH4 , (NH4)2C03…).
Với những câu lý thuyết hữu cơ, các bạn đọc và so sánh sự khác nhau giữa các đáp án và chọn ra mệnh đề mình cho là đúng nhất. Thường thì các mệnh đề chỉ ở trong SGK không khó lắm nên các bạn cố gắng đọc và ghi nhớ những câu quan trọng và có khả năng thi.
Sau khi các bạn làm xong các bài tập dễ thì quay lại làm các bài tập khó. Các bài tập khó các bạn hãy phân tích kỹ các dữ liệu của đề bài. Và khi làm xong rồi phải soát đi soát lại thật kỹ những câu mình đã làm cho chắc chắn.
Trên đây là những kinh nghiễm mà mình rút ra được trong các kỳ thi khảo sát cũng như đại học.
(Trích dẫn lời một học sinh chia sẻ)