Vĩnh Phúc – Đề thi chọn HSG Tỉnh – Lớp 10 THPT – Năm học 2022 – 2023
Câu 39. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
(2) Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton, 10 neutron và 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, X ở chu kì 2, nhóm VA.
(3) Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
(4) Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là [Ar] 3d104s1 thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(5) Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B đều là phi kim điển hình).
(6) Halogen có độ âm điện lớn nhất là Fluorine.
(7) Bán kính các nguyên tử và ion tăng dần theo trật tự sau: Al3+< Mg2+ < Al < O2- < Mg < Na.
(8) Độ âm điện giảm dần theo trật tự sau: F > O > N > P.
Số phát biểu sai là
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 5.
Câu 40. Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,25 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 27,55 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 0,25.
B. 0,40.
C. 0,15.
D. 0,30.
Câu 41. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 56 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,4.
B. 38,4.
C. 21,6.
D. 43,2.
Câu 42. Nguyên tố R là phi kim thuộc chu kì 3, công thức phân tử hợp chất khí với hydrogen là RH2. Nguyên tố R tạo với kim loại M hợp chất có công thức MR. Đốt cháy hoàn toàn 46,6 gam MR, thu được 4,48 lít khí RO2 (ở đktc).
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất khí RH2 có mùi đặc trưng.
(b) Khí RO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa.
(c) Kim loại M có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
(d) Kim loại M tác dụng được với R ở nhiệt độ thường.
(e) Nguyên tố R có số hiệu là 15, độ âm điện của R lớn hơn của oxygen. Các phát biểu đúng là:
A. (a), (b), (c), (d).
B. (a), (b), (d), (e).
C. (b), (c), (d), (e).
D. (a), (c), (d), (e).
Câu 43. Nhiệt phân 98 gam KClO3 (có xúc tác MnO2), sau một thời gian thu được 93,2 gam chất rắn và khí T. Cho toàn bộ lượng khí T phản ứng hết với hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp chất rắn Y có khối lượng 15,6 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,56 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là
A. 33,33%.
B. 77,78%.
C. 22,22%.
D. 66,67%.
Câu 44. Thổi từ từ CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe3O4. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ lượng khí Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 30 gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành 29,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 2,24 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của FeO trong hỗn hợp X là
A. 23,68%.
B. 25,65%.
C. 21,62%.
D. 28,34%.
Câu 45. Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2 đến khi KClO3 bị nhiệt phân hết, thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là
A. 72,92%.
B. 58,64%.
C. 64,87%.
D. 82,36%.
Câu 48. Hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Mg, Al. Hòa tan m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 26,656 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho 2m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 7,616 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hydrogen là 318/17. Cô cạn dung dịch Y thu được 324,3 gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 61,18.
B. 30,90.
C. 31,00.
D. 62,00.
Câu 50. Hòa tan m gam KMnO4 trong V mL dung dịch HCl 36,5% (D = 1,18g/mL) dư thu được dung dịch X và V1 lít khí Z (đktc). Pha loãng dung dịch X thu được 500 mL dung dịch Y.
– Để trung hòa acid dư trong 50 mL dung dịch Y cần dùng vừa đủ 24 mL dung dịch NaOH 0,5M.
– Thêm AgNO3 dư vào 100 mL dung dịch Y để kết tủa hoàn toàn ion Cl– thu được 17,22 gam kết tủa.
Nồng độ mol/lít của KCl trong dung dịch Y và giá trị của V là
A. 0,32M; 118,64.
B. 0,64M; 118,64.
C. 0,64M; 59,32.
D. 0,32M; 59,32.
2. HSG-Hoa-10-So-Vinh-Phuc-nam-2022-2023 – hoahoc.org – Luyện Thi Hà Thành – 0979817885