Lần này không phải là của trường THPT nào trên cả nước, đó là Trung Tâm Luyện Thi Diệu Hiền – Thành Phố Cần Thơ. Đề thi của Trung tâm Diệu Hiền theo đánh giá của nhóm Admin thì có khá nhiều câu hay và sát với đề thi minh Họa của Bộ Giáo Dục. Vì vậy nhóm quyết định đăng tải để các bạn có thêm nguồn tham khảo bổ ích và đa dạng! Các bạn cùng tải về và tham khảo nhé!
Một số câu hay và khó trong đề thi thử:
Câu 41: Điện phân 0,5 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,045M (d = 1,035 g/ml) với điện cực trơ, cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian t giây, thu được dung dịch X có pH = 1,00, (d = 1,036 g/ml) (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của t là
A. 45500.
B. 55450.
C. 96500.
D. 57450.
Câu 42: Hòa tan hết 20,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 16,8% về khối lượng) bằng dung dịch A chứa hỗn hợp b mol HCl và 0,2 mol HNO3 (vừa đủ) thu được 1,344 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 83,29.
B. 76,81.
C. 70,33.
D. 78,97.
Câu 49: Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với 100 gam dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung dịch X2.
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3.
Nồng độ % của R(NO3)n trong dung dịch X2 gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 1,24%.
B. 0,72%.
C. 1,36%.
D. 1,42%.