Thiết bị kĩ thuật số và sự phân tán của học sinh trong lớp học
Khi máy tính xách tay trở nên rẻ hơn, nhiều trường đang chọn để đưa laptop hay các máy tính bảng vào lớp học. Mặc dù điều này mở ra cánh cửa cho những cơ hội học tập mới mẻ, với những thiết bị này – cũng như điện thoại thông minh của học sinh thì vẫn có những thách thức mới, bao gồm cả yếu tố sự sao nhãng, phân tán của người học.
Chúng ta nên chủ động dạy học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông cách để quản lí các thiết bị công nghệ của mình.
Khi máy tính xách tay trở nên rẻ hơn, nhiều trường đang chọn để đưa laptop hay các máy tính bảng vào lớp học. Mặc dù điều này mở ra cánh cửa cho những cơ hội học tập mới mẻ, với những thiết bị này – cũng như điện thoại thông minh của học sinh thì vẫn có những thách thức mới, bao gồm cả yếu tố sự sao nhãng, phân tán của người học. Làm thế nào để giáo viên có thể dạy học sinh tích hợp công nghệ vào công việc học tập trong khi vẫn đảm bảo rằng họ đang tập trung vào công việc hiện tại?
- Tập trung và đa nhiệm vụ
Tác giả Katrina Schwartz đề cập trong các nghiên cứu cho thấy khả năng tập trung vào một nhiệm vụ sẽ có tác động đến thành công trong tương lai. Cô đã trích dẫn quan điểm của nhà tâm lý học Daniel Goleman: “Khả năng này còn quan trọng hơn chỉ số IQ hay điều kiện kinh tế xã hội của gia đình của học sinh. Nó tác động đến sự trưởng thành và thành công trong sự nghiệp, về tài chính và sức khoẻ”.
Holly Korbey nghiên cứu về thói quen học tập của học sinh và chia sẻ với các giáo viên về những kinh nghiệm sử dụng công nghệ trong lớp học. Trong đó đề cập đến những thách thức của việc duy trì sự tập trung của trẻ trong một môi trường với sự hấp dẫn của các thiết bị công nghệ. Những người khác cho rằng vấn đề là học sinh không được giao những công việc đủ thách thức, vì vậy họ hướng sang các máy tính hoặc sử dụng mạng xã hội. Sự phân tán đó là do học sinh đang cảm thấy buồn chán. Có giáo viên đã thực hiện chính sách “nói không với công nghệ” trong lớp học của mình để yên tâm rằng học sinh sẽ tham gia vào bài học và tập trung chú ý. Trong bài viết đó cũng chia sẻ câu chuyện từ một học sinh, người đã phát hiện ra rằng mình tập trung tốt hơn khi không có điện thoại ở bên cạnh.
- Tiếng nói của học sinh và sự tham gia của gia đình
Trong khi chính sách từ chối sử dụng công nghệ có thể là điều cực đoan và trong một số trường hợp là không hiệu quả. Việc hạn chế sử dụng công nghệ cũng không phải là hữu ích ngay cả khi học sinh cho rằng điều đó giúp họ tập trung tốt hơn.
Trừ khi chúng ta nói chuyện với trẻ về việc sử dụng công nghệ, tại sao học sinh sử dụng nó, khi họ sử dụng nó, họ sử dụng nó như thế nào? Chúng ta sẽ không bao giờ kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng các thiết bị công nghệ của học sinh cả trong lớp học và ở nhà. Chúng ta cũng cần phải thu hút sự tham gia của cha mẹ hỗ trợ những học sinh bị phân tán nhiều bởi các thiết bị kỹ thuật số. Làm thế nào mà cha mẹ có thể đóng vai trò là gương mẫu và có những cuộc trò chuyện cởi mở và thừa nhận vai trò của công nghệ trong cuộc sống xã hội của con. Đồng thời cha mẹ cũng dạy cho con cái những kỹ năng để cân bằng đời sống xã hội của họ với những mục tiêu học tập và thành công cá nhân?
Chúng ta có thể lôi cuốn cha mẹ trong các cuộc trò chuyện không chính thức, hoặc trong các buổi họp phụ huynh hoặc tổ chức các sự kiện trên quy mô toàn trường, mời phụ huynh và học sinh tham gia các hội thảo về hạn chế tác động tiêu cực của các thiết bị công nghệ.
- Dạy học sinh biết cách tự quản lý
Tập trung và sự chú ý là những vấn đề rất lớn với học sinh ngày nay. Tôi nghe từ các học sinh rằng hầu hết thời gian của chúng là để hoàn thành bài tập về nhà, lý do là vì họ không tập trung vào những gì cần phải làm. Tôi cũng tin rằng việc thực hiện nhiều nhiệm vụ hiệu quả là một huyền thoại. Mỗi khi bạn chuyển từ một nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, bạn sẽ phá vỡ các guồng quay, thói quen, tư duy đã có để quan tâm đến nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, tôi không phải là người biện hộ cho việc gỡ xóa bỏ thiết bị công nghệ khỏi tay học sinh vì đó là điều không tưởng.
Thay vào đó, chúng ta nên cố gắng dạy học sinh biết cách làm thế nào để quản lý sự tập trung khi sử dụng các thiết bị công nghệ và giải thích việc làm nhiều nhiệm vụ một lúc có tác động thế nào đến khả năng hoàn thành công việc. Học sinh có thể dùng điện thoại và nghe nhạc trong khi làm việc độc lập. Nếu công việc được thực hiện đúng thời hạn và không làm học sinh phân tâm, tại sao chúng ta lại phải xóa bỏ nó? Điều đó cũng có nghĩa rằng nếu học sinh không thể ngừng nhắn tin hoặc nhìn vào điện thoại, tốt hơn hết là phải đặt nó trong túi cho đến khi lớp học kết thúc. Khi học sinh rời khỏi trường trung học, chúng sẽ phải biết các quy tắc cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Chúng cũng cần phải biết giới hạn của bản thân khi bị phân tán. Cuối cùng, học sinh nên biết khi nào cần phải cất điện thoại đi bởi vì nó đang gây ra sự phân tâm mất tập trung trong học tập.
Có những khoảnh khắc trong lớp khi tôi yêu cầu tất cả học sinh dừng lại việc chú ý vào màn hình điện thoại hoặc máy tính và tương tác với nhau. Trong một cuộc thảo luận lớp, hoặc trong quá trình hướng dẫn học sinh, tôi cố gắng mô hình hóa một cái gì đó hoặc yêu cầu học sinh nhìn vào một thứ gì đó thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại hoặc màn hình máy tính của họ. Điều quan trọng là phải xây dựng những thói quen này trong lớp học.
Các thiết bị không phải là có hại nhưng chúng ta cần dạy cho học sinh cách quản lý hiệu quả để có thể thành công trong học tập. Máy vi tính và Internet đang khiến học sinh bị phân tán, ngay cả đối với giáo viên như tôi. Tôi đã học cách bỏ qua các quảng cáo trên điện thoại của mình hoặc tránh kiểm tra email hoặc facebook khi tôi biết rằng tôi thực sự cần sự chú ý và tập trung. Đây là điều tôi phải dạy học sinh của tôi. Tôi muốn giúp học sinh có được những kỹ năng đó ngay bây giờ, trước khi nó biến thành những thói quen xấu.
Tác giả: Mary Beth Hertz
Nguyễn Hữu Long dịch
(Nguồn: www.edutopia.org)