I. KIẾN THỨC CẦN NẮM
- Nguyên tử
– Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron, vỏ nguyên tử gồm các hạt electron.
– Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron.
– Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
– Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
– Kí hiệu nguyên tử : A X. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện Z
tích hạt nhân, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron.
– Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
– Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử.
– Orbital nguyên tử (AO) là vùng không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%).
– Có bốn loại orbital gồm: orbital s, orbital p, orbital d và orbital f.
– Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q …).
– Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
– Số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp.
– Nguyên lý vững bền về thứ tự các mức năng lượng của electron trong nguyên tử, nguyên lý Pauli và quy tắc Hund.
– Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng:
- Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6).
- Lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron).
- Các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ H, He và B).
- Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
- Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
- Khái niệm nguyên tố s, p, d, f.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Khái niệm electron hóa trị và cách xác định số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
- Cách xác định ô nguyên tố, chu kì và nhóm của các nguyên tố.
- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại.
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các nguyên tố trong cùng một nhóm A.
3. Liên kết hóa học
- Khái niệm liên kết hóa học, quy tắc
- Sự hình thành cation và anion, định nghĩa liên kết ion, điều kiện hình thành liên kết Khái niệm tinh thể ion, tính chất của tinh thể ion.
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, phân biệt liên kết cộng hóa trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hóa trị phân cực (HCl, CO2) và liên kết phối trí. Tính chất của hợp chất cộng hóa trị.
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện và bản chất liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố trong hợp chất.
- Mô tả được sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử. Khái niệm năng lượng liên kết.
- Khái niệm liên kết hydrogen và tương tác van der Ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der Waals đến tính chất vật lý của các chất.
5 đề tham khảo + ma trận đề thi cuối học kì I