Bài tập liên kết hydrogen và tương tác van der Waals
Giải thích vì sao con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng
Lời giải:
Con tắc kè có thể di chuyển trên mặt kính trơn nhẵn, thẳng đứng vì có sự bám hút (tương tác van der Waals) giữa bàn chân con tắc kè và mặt kính.
Bàn chân của tắc kè có rất nhiều sợi lông cực nhỏ, được gọi là sợi stetae có kích thước cỡ micromet. Ở đầu mỗi sợi lông lại phân nhánh thành rất nhiều sợi lông nhỏ dơn được gọi là spatulae với kích cỡ nanomet.
Các sợi spatulae cho phép tắc kè bám được trên trường hay mặt phẳng nhờ tương tác tĩnh điện “hai điện tích trái dấu hút nhau”.
Mỗi phân tử trong cơ thể sống hoặc một vật nào đó thường cân bằng về điện tích. Nhưng một mặt có xu hướng mang điện tích dương và mặt còn lại mang điện tích âm.
Khi tắc kè leo tường hoặc kính , các sợi spatulae siêu nhỏ có thể quay mặt mang điện tích âm của chúng về phía mặt mang điện tích dương của phân tử trên bề mặt tường (và ngược lại), tạo ra lực hút giữa các phân tử được gọi là lực liên kết Van der Waals.
Vận dụng trang 70 Hóa học 10: Tại sao nhện nước có thể di chuyển trên mặt nước?
Lời giải:
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân tử nước trên bề mặt với lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho nước. Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước, phân tử các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà không làm vỡ bề mặt nước.
Câu hỏi trang 65 Hóa học 10Vì sao nguyên tử H của phân tử H2O không tạo được liên kết hydrogen với nguyên tử C của phân tử CH4?
Lời giải:
Vì nguyên tử C của phân tử CH4 không còn cặp electron riêng
Luyện tập 1 trang 65 Hóa học 10:Viết các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3.
Lời giải:
Các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3:
+ Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo liên kết hydrogen với nguyên tử N trong phân tử NH3
+ Nguyên tử H trong phân tử NH3 tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử H2O.
Vận dụng 1 trang 65 Hóa học 10Vì sao HF có tính acid yếu hơn rất nhiều so với HCl? Biết rằng tính acid của một chất càng mạnh nếu phân tử đó càng dễ phân li thành ion H+.
Lời giải:
– Tính acid của một chất càng mạnh nếu phân tử đó càng dễ phân li thành ion H+.
– Các phân tử hydrogen halide thì chỉ HF có liên kết hydrogen, các liên kết này sẽ làm cho nguyên tử H bị giữ chặt hơn ⟹ Khó tách ion H+ hơn so với HCl.
Vì vậy tính acid của HF yếu hơn rất nhiều so với HCl.
Luyện tập 2 trang 66 Hóa học 10
Vẽ các liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O với mỗi phân tử NH3, C2H5OH.
– Liên kết giữa H2O với mỗi phân tử NH3:
– Liên kết giữa H2O và C2H5OH:
Chi tiết xem tại file dưới đây
Các bài tập vận dụng về liên kết hydrogen và tương tác van der Waal