Quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm
5. Những nguyên tắc dạy học lấy người học làm trung tâm
– Người học phải có trách nhiệm hoàn toàn về việc học của họ.
– Sự tham gia tích cực của người học vào quá trình học là vô cùng cần thiết.
– Quan hệ giữa người dạy và người học phải bình đẳng với nhau.
– Người dạy là người gỡ khó và cung cấp thông tin cho người học.
– Khai thác hiệu quả kiến thức và kinh nghiệm của người học
– Người học thành công là người có thể diễn đạt tri thức đã học một cách có ý nghĩa và chặt chẽ; có thể liên kết cái mới biết với cái đã biết một cách có ý nghĩa; có thể tạo ra hoặc sử dụng những phương pháp khác nhau để đạt đến mục tiêu học tập
– Hoạt động học tập chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường chẳng hạn như văn hoá, trình độ công nghệ và phương pháp giảng dạy.
– Học được những gì và bao nhiêu phụ thuộc vào động cơ học tập của người học. Động cơ này phụ thuộc vào trạng thái tình cảm, sở thích và mục đích học tập, và thói quen suy nghĩ của người học.
– Học tập là một hoạt động chịu sự chi phối bởi quan hệ xã hội, bởi sự giao tiếp với những người khác.
– Đặt ra những tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá người học và quá trình học của họ là điều không thể thiếu trong hoạt động dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Khánh Bằng (2002), Phương pháp dạy học Đại học, Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trần Bá Hoành, (2003), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, số 96/2003
3. Kevin Barry, LenKing – Beginning teaching. Australia, 1993.
4. S.Rassekh, G.Vaideneau – Les contenus de I’éducation – Perspectives mondiales d’ici a I’an 2000. UNESSCO, Paris, 1987.
5. Raja Roy Singh – Education for the twenty first century – Asia – Pacific perspectives. UNESSCO, Bangkok, 1991.
6. R.C Sharma – Population, resources, environment and qualtiy of life. New Dehlt, 1988.
7. Jerome Bruner – Relevance of education. New York, 1971.
8. Yves Nazé – Guide du systéme Éducatif. Hachetle, Paris, 1993.
Leave a Reply