Ăn nhau là dự đoán đúng câu lấy điểm 9 – 10
Đề thi có cấu trúc gồm 28 câu hỏi lý thuyết (gần 60%) và 22 câu bài tậptính toán(hơn 40%).
Phần hóa đại cương – vô cơ lớp 10 và 11 có 7 câu, phần hữu cơ lớp 11 có 8 câu, phần hóa vô cơ lớp 12 có 17 câu, phần hữu cơ lớp 12 có 18 câu. Như vậy, 30% các câu hỏi chỉ thuộc chương trình lớp 10, 11 và 70% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12.
30 câu đầu (chiếm 60%) rất dễ, chỉ yêu cầu kiến thức cơ bản, nhìn qua có thể làm được ngay nên học sinh trung bình dễ dàng đạt 5-6 điểm.
40% câu hỏi còn lại có mức độ khó tăng dần đáp ứng được yêu cầu phân hóa cho mục đích tuyển sinh đại học, trong đó có 5 câu (chiếm 10%) thực sự khó khiến học sinh mất nhiều thời gian để tìm được hướng giải.
Các câu khó vẫn rơi vào chủ đề hỗn hợp hữu cơ thuộc nhiều dãy đồng đẳng, bài tập hợp chất hữu cơ chứa nitơ, bài toán liên quan đến sắt và HNO3.
“Đề thi có câu hỏi yêu cầu kiến thức về thực hành, ứng dụng thực tiễn của các chất và đây là nội dung cần thiết với môn khoa học thực nghiệm như hóa học”
Dưới đây là 2 phần bài tập có sự giống nhau với một tài liệu mà thầy đã sưu tầm được từ TS. Trần Quang Tùng. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên 🙂
Dưới đây là bài viết đã chia sẻ tài liệu 66 bài tập khủng