Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà ThànhDạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành
  • Home
  • Hóa THCS
    • Hóa Học 8
    • Hóa Học 9
    • Luyện Thi HSG THCS
    • Luyện Thi Vào 10
  • Hóa THPT
    • Hóa Học 10
    • Hóa Học 11
    • Hóa Học 12
    • Luyện Thi Đại Học
    • Luyện Thi HSG – THPT
  • Sau Đại Học
    • Luận Văn Thạc Sĩ
    • Các Chuyên Đề Học
    • Đề Thi Đầu Vào
    • Đề Thi Học Phần
  • Giáo Viên
    • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
    • Giáo Án Điện Tử
  • Thư Viện
    • Ebook VietNam
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Các Phần Mềm
      • Hướng Dẫn Sử Dụng
      • Phần Mềm Hóa Học
    • Video Thí Nghiệm
  • Chemistry – EN
  • Contact
Notification Show More
Aa
Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà ThànhDạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành
Aa
  • Business
  • Industry
  • Politics
Search
  • Home
  • Hóa Học THCS
  • Hóa Học THPT
  • Chemistry – English
  • Sau Đại Học
  • Thư Viện
  • Giáo Viên
Have an existing account? Sign In
Follow US
Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành > Blog > Tư Vấn Học Tập > Môn hóa: điểm lý thuyết cao hơn bài toán
Tư Vấn Học Tập

Môn hóa: điểm lý thuyết cao hơn bài toán

Th.S Ngô Xuân Quỳnh
Last updated: 2016/04/04 at 11:28 AM
By Th.S Ngô Xuân Quỳnh  - Luyện Thi Hà Thành
Share
10 Min Read
Giải bài tập hóa học Vô Cơ bằng nhiều cách
SHARE

Môn hóa: điểm lý thuyết cao hơn bài toán

Đề thi môn hóa thường gồm câu hỏi lý thuyết chiếm 5,5 – 6,5 điểm và tính toán chiếm 3,5 – 4,5 điểm. Nội dung đề bám sát sách giáo khoa: lớp 10, 11 chiếm 40%, lớp 12 chiếm 60%.

Những câu yêu cầu biết kiến thức (chiếm khoảng 10%), thông hiểu (chiếm khoảng 30%), vận dụng (chiếm khoảng 30%) và nâng cao kiến thức (chiếm khoảng 30%), dự đoán sẽ có 7 – 10 câu khó để phân loại học sinh.

Hiện nay câu hỏi lý thuyết thường cho cực kỳ ngắn gọn, chủ yếu gắn liền với thực tiễn thí nghiệm, ứng dụng trong đời sống (phân bón hóa học; hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường…). Nếu theo cấu trúc đề thi năm 2014 và đề thi thử của bộ năm nay sẽ có một câu về hình vẽ thí nghiệm, học sinh nên xem lại các hình vẽ trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12. Ngoài ra có thể cho câu lý thuyết về nhìn bảng dữ liệu để nhận xét và phân tích tính chất.

Thí sinh phải học tốt phần lý thuyết

Lý do: phần lý thuyết có số điểm cao hơn phần bài toán, ngoài ra trong phần bài toán nếu không nắm tốt các kiến thức lý thuyết, không viết đúng các phương trình phản ứng thì cũng không giải bài toán được.

– Hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ mối quan hệ giữa các chất, học kỹ các phương trình phản ứng và hiện tượng xảy ra.

– Học tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các chất: dự đoán sẽ có một số câu hỏi về các phần này trong khi học sinh thường bỏ qua, chỉ tập trung học tính chất hóa học.

– Cần nắm vững các lý thuyết chung: thành phần nguyên tử, cấu hình electron, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, phản ứng oxy hóa khử, sự điện ly, thuyết cấu tạo hóa học, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học…

– Học kỹ các kiến thức cơ bản thường gặp trong cấu trúc đề thi: hiđrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic, este, chất béo, cacbohiđrat, amin, aminoaxit, peptit, protein, polime, các kim loại (IA, IIA, nhôm, sắt, crom) và hợp chất của chúng, các phi kim (oxy, lưu huỳnh, halogen, nitơ, photpho, cacbon, silic) và hợp chất của chúng.

– Phần lý thuyết của môn hóa trong đề thi chiếm tỉ lệ khá nhiều và câu hỏi đa dạng, nên để ghi nhớ học sinh cần soạn riêng những kiến thức tiêu biểu (phản ứng thủy phân; tráng gương; lưỡng tính; phân loại polime; kim loại phản ứng với nước, axit, dung dịch muối …), công thức (hiđrocacbon, ancol, phenol, anđehit, axit, este, cacbohiđrat, amin, aminoaxit, polime, nước cứng, thạch cao, phèn chua, criolit, boxit, hematit, manhetit, pirit sắt, xiđerit…), số lượng đồng phân (hiđrocacbon, ancol, anđehit, axit, este, amin, aminoaxit, peptit …), tính chất vật lý chung của kim loại (kim loại nào dẻo nhất, cứng nhất, mềm nhất; dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất? …).

– Một số câu tổng hợp đòi hỏi phải hiểu và vận dụng nhiều kiến thức (ví dụ: cho dãy các chất, có bao nhiêu chất tác dụng với…? hoặc cho một số phát biểu, có bao nhiêu phát biểu đúng?). Học sinh cần phải hệ thống hóa nội dung ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác (ví dụ: ôn tập về oxit và hiđroxit nhôm có tính chất lưỡng tính → mở rộng cho các chất có tính lưỡng tính là: muối axit của axit yếu; muối tạo bởi bazơ yếu và axit yếu; oxit và hiđroxit của crom (III), kẽm, thiếc, chì; aminoaxit…).

bi-quyet-dat-diem-cao

Bài toán: Phải biết suy luận và tính toán nhanh

Câu hỏi về bài tập tính toán đòi hỏi học sinh phải có kiến thức về các phản ứng hóa học, biết suy luận và có kỹ năng tính toán nhanh. Dự đoán có một số câu dạng tính toán quen thuộc dễ có điểm không phải tư duy nhiều, phù hợp cho học sinh thi tốt nghiệp không xét tuyển đại học – cao đẳng.

– Học sinh cần biết các phương pháp như lập sơ đồ phản ứng; phương pháp tăng giảm khối lượng; M trung bình; các định luật bảo toàn: khối lượng, số mol nguyên tố, số mol electron trao đổi trong ứng oxy hóa khử, điện tích …

– Rèn luyện các kỹ năng giải bài tập tính toán từ cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến khó. Nắm vững các phương pháp giải nhanh hiệu quả, phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm: đường chéo, quy hỗn hợp về công thức trung bình, nguyên tố đại diện, tăng giảm khối lượng, giải các dạng toán theo phương pháp đại số (công thức giải nhanh) hoặc thực nghiệm hoặc đồ thị… Có dạng toán tìm giá trị gần nhất để học sinh nếu không giải mà thử nghiệm (đưa đáp án thế vào đề) cũng không tìm được.

– Rèn luyện kỹ năng bấm máy tính.

– Một số dạng toán khó: peptit, nhiều kim loại phản ứng với dung dịch nhiều muối, kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng với dung dịch (chứa H+ và NO3) tạo nhiều sản phẩm, đốt hỗn hợp nhiều chất hữu cơ, cộng hiđro… Học sinh đọc kỹ đề đối với câu toán khó xem phản ứng hoàn toàn hay không hoàn toàn, từ đó dự đoán các chất sau phản ứng.

Cách làm bài thi môn hóa

– Học sinh nên mang đồng hồ canh giờ vào phòng thi, dành mấy phút đầu đọc lướt qua đề, chọn câu lý thuyết và dạng quen làm trước để tạo tâm lý tự tin thoải mái.

– Phải đọc cả bốn đáp án vì nhiều trường hợp nhìn vào đáp án có thể giới hạn câu hỏi, dùng phương pháp loại suy giúp tìm nhanh câu trả lời.

– Nếu làm bài toán mất nhiều thời gian (khoảng năm phút) vẫn chưa tìm được hướng giải quyết nên chuyển sang câu hỏi khác, sau đó nếu còn thời gian quay lại làm tiếp, có khi phát hiện chỗ mình đã sai lầm và giải được bài toán. Ngoài ra có thể dùng phương pháp thế đáp án lên đề, chọn đáp án phù hợp với đề yêu cầu.

– Nếu gặp câu khó hoặc dạng khác lạ thì bỏ qua rồi quay lại sau. Những câu bỏ qua nên viết số thứ tự câu vào giấy nháp để tránh quên khi chưa tô đáp án.

– Khi gần hết thời gian (còn khoảng 15 phút), nếu nhiều câu chưa làm nên dừng lại. Nhìn lại những câu chưa làm, đọc đề từ trên xuống dưới, ưu tiên câu lý thuyết trước, làm câu dễ trước, câu khó chọn đại đáp án để kịp thời gian nộp bài. Nếu còn thời gian tiếp tục suy nghĩ câu khó hơn.

– Lưu ý: nếu không biết làm học sinh cần phải lựa chọn đáp án theo cảm tính, không nên bỏ trống câu trả lời.


QC
Chia sẻ với BQT website www.hoahoc.org - Thầy Ngô Xuân Quỳnh

Related

Leave a comment

You Might Also Like

Chi tiết lịch thi và cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập Hà Nội

NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA THỨC ĐÊM, THỨC HÔM HỌC BÀI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KHOA HỌC.

Chọn trường chất lượng cao gần nhà hay trường ở trung tâm thành phố?

Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023 của ĐHQGHN

Các mốc thời gian và lưu ý trong kì thi tuyển sinh vào 10 – Hà Nội – Năm 2023 – 2024

TAGGED: bấm máy tính, cách học, cách làm bài, kĩ năng
Th.S Ngô Xuân Quỳnh 4 April, 2016 4 April, 2016
Share This Article
Facebook Twitter Email Copy Link Print
Share
Hãy cho chúng tôi biết cảm xúc của bạn khi đọc xong bài viết này nhé !
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Surprise0
By Th.S Ngô Xuân Quỳnh Luyện Thi Hà Thành
Follow:
➤ Website: www.hoahoc.org ➤ Facebook page: https://www.facebook.com/luyenthihathanhhn ➤ Hotline: 0979817885 ➤ Địa chỉ: CS1: Phòng 658 – Số 26 – Đường Láng – Ngã Tư Sở CS2: Gần trường THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình
Leave a comment Leave a comment

Leave a ReplyCancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Stay Connected

0 Like

BÀI VIẾT MỚI

Chuyen Bac Ninh
Đề củng cố và ôn luyện kiến thức Hóa Học 11
Chương 2 - Hóa 11
HSG Ha Noi 2
Sở Giáo Dục Hà Nội – Đề thi chọn đội tuyển Thành Phố dự thi HSG Quốc Gia – Năm 2023 – 2023 – Vòng 2
Luyện Thi HSG - THPT
Chuyen Bac Ninh
Đáp án câu hỏi ôn tập nội dung mô đun 9 Hóa học THPT
Các Modul THPT
Luyện Thi Hà Thành - 0979817885
Ma trận, bản đặc tả và đề kiểm tra giữa học kì I – KHTN 8
KHTN 8
bang
Cách đọc phổ hồng ngoại
Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
Hidrocacbon và môt số dạng bài tập
Hóa Học 12 – Chương 2: Cacbohidrat (Glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo)
Hóa Học 12 Hóa Học THPT Luyện Thi Đại Học
can bang hoa hoc
CHUYÊN ĐỀ 8 – CÂN BẰNG HÓA HỌC
Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
thi_thptqg1_vov_bfje
Tuyên Quang – Đề thi lập đội tuyển dự thi chọn HSG Quốc Gia – Năm 2021 – 2022
Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
Trai He Hung Vuong - VĨNH PHÚC 2023 - Mon Hoa Hoc 10 - DE va DA - 0001
Trai He Hung Vuong – VĨNH PHÚC 2023 – Mon Hoa Hoc 10 – DE va DA
Đề thi HSG các tỉnh Đề thi HSG Hóa Học 10 HSG Hóa Học 10
Chuyen Bac Ninh
Phân loại, xây dựng cấu trúc các bài tập về pin điện hóa phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia
Hóa Học 11 Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11 Tài Liệu Bồi Dưỡng GV Tài Liệu Cho Giáo Viên

You Might Also Like

hn-chot-3-mon-thi-lop-10
Tư Vấn Học TậpVấn Đề Về Giáo Dục

Chi tiết lịch thi và cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 công lập Hà Nội

18 April, 2023
THPT Nguyễn Tất Thành
Giáo Viên và Phụ HuynhTư Vấn Học Tập

NHỮNG TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA THỨC ĐÊM, THỨC HÔM HỌC BÀI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KHOA HỌC.

1 April, 2023
thi cử
Câu Chuyện Giáo DụcTư Vấn Học TậpVấn Đề Về Giáo Dục

Chọn trường chất lượng cao gần nhà hay trường ở trung tâm thành phố?

1 April, 2023
băng nhe
Tư Vấn Học Tập

Cấu trúc, đề cương chi tiết bài thi Đánh giá năng lực (HSA) năm 2023 của ĐHQGHN

27 March, 2023
Logo - 1
Luyện Thi Hà Thành - 0979817885

Đăng kí học: TOÁN - LÝ - HÓA Nhắn tin vào ZALO: 0979817885 ???? Chúng tôi xin nhiệt liệt chào đón các bạn học sinh đến với lớp học để trải nghiệm giá trị tuyệt vời và cảm nhận sự tiến bộ rõ rệt sau mỗi buổi học nhé!

Luyện Thi Hà Thành - 0979817885
Luyện Thi Hà Thành - 0979817885
 

Loading Comments...
 

    Welcome Back!

    Sign in to your account

    Lost your password?