Hóa học là một môn khoa học tự nhiên nhưng nó lại mang nhiều sắc thái “ngôn ngữ” nghĩa là bạn phải học thuộc một lượng kiến thức khá nhiều.
Điều này làm cho nhiều người cảm thấy hóa học là môn khó học. Nếu biết cách học thì bạn sẽ thấy đây là một môn không hề khó và khá hấp dẫn.
Để học tốt trước hết bạn nên tìm thấy cảm hứng trong từng bài học. Hãy liên hệ với đời sống hàng ngày bạn sẽ thấy hóa học giải thích đươc rất nhiều hiện tượng thú vị. Điều này làm cho viêc học đỡ nhàm chán và kiến thức cũng khắc sâu hơn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất cho mỗi bài học trên lớp nên làm theo 3 bước sau:
1. Đọc bài học trước ở nhà, đánh dấu những chỗ khó hiểu hoặc chưa hiểu rõ.
Contents
2. Chú ý nghe giảng trên lớp đặc biệt là những phần mình đã đánh dấu, nếu vẫn chưa hiểu thì có thể trao đổi với bạn bè hoặc hỏi trực tiếp thầy cô.
3. Ôn lại bài học trên lớp, làm nhiều dạng bài tập để khắc sâu bài giảng.
Vì hóa học là môn phải học thuộc nhiều nên bạn phải phân bố thời gian hợp lý. Mỗi ngày dành một thời gian cố định để học không nên bỏ cách quãng một thời gian rồi để dồn lại mới học.
Tính chất của các chất, ion cũng như các phương trình phản ứng là phần quan trọng nhất trong phần lớn các đề lý thuyết cũng như bài tập, do vậy phải rèn luyện tốt các kỹ năng này.
Đề thi trắc nghiệm sẽ rải đều tất cả kiến thức đã học và thời gian cũng khắt khe hơn so với đề thi tự luận do vậy không nên bỏ phần nào khi ôn tập và phải rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh đối với các dạng trắc nghiệm khác nhau.
Khi làm bài nên làm thành hai bước:
Bước đầu làm qua một lượt những câu dễ và chắc chắn, bỏ qua và đánh dấu những câu khó, không nên mất quá nhiều thời gian vào một câu.
Bước tiếp theo giải quyết từng câu khó còn lại. Điều cần tránh là không nên ra khỏi phòng khi chưa hết giờ. Nếu còn thời gian thì hãy tập trung soát lại bài cẩn thận.
Đối với các bài lý thuyết đọc đề một cách cẩn thận vì thường giải quyết nhanh hơn so với dạng bài tập nên có tâm lý đọc lướt qua dễ bị thiếu hoặc hiểu nhầm đề.
Đối với dạng bài tập hãy viết các phương trình phản ứng và cân bằng chính xác. Đặt ẩn (nếu cần thiết) và tính toán từng bước một không nên làm tắt hay tính nhẩm. Điều này sẽ không giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà lại thường dẫn đến những sai sót đáng tiếc.
Đối với các kỳ thi ngoài kiến thức thì yếu tố tâm lý đóng một vai trò không nhỏ. Sự tự tin cũng như thoải mái sẽ giúp cho bạn làm bài đạt được hiệu quả cao hơn.