Vai trò, vị trí của phản ứng oxi hóa- khử trong chương trình hóa học phổ thông.
Trong các dạng pư hóa học cơ bản, phản ứng oxi hóa – khử chiếm một vị trí quan trọng. Thực tế phản ứng oxi hóa – khử là cơ sở để giải thích bản chất của phần lớn các hiện tượng hóa học trong tự nhiên nh sự cháy, sự phân hủy, sự ăn mòn, quá trình lên men, quá trình quang hợp. Kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử thường xuyên được vận dụng để giải thích, còng nh minh họa hầu hết tính chất của các nguyên tố, các chất và hợp chất. Đồng thời kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử không chỉ được áp dụng để giải thích bản chất của quá trình hóa học xảy ra trong dd, mà cả các quá trình hóa học xảy ra trong hệ gồm các pha khác nhau như: pha rắn với pha láng, pha khí với pha rắn, pha rắn với pha rắn…đõy cũng chính là điểm khác so với dạng pư trao đổi ion.
Trong một số ngành công nghiệp, nhiều khâu trong dây chuyền công nghệ đều được xây dựng trên cơ sở phản ứng oxi hóa – khử. Bài quá trình sản xuất gang, thép, sản xuất axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3, quá trình sản xuất nước Javen, clorua vụi….
(Theo thống kê, trong số 2997 phản ứng và ví dụ trong sách giáo khoa từ lớp 8 đến lớp 12 mới, có tới 1793 phản ứng oxi hóa – khử, trong đó 623 phản ứng oxi hóa – khử hữu cơ. Nh vậy phản ứng oxi hóa – khử chiếm khoảng 59,8%, phản ứng oxi hóa – khử hữu cơ chiếm 34,7% tổng số phản ứng oxi hóa – khử).
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy kiến thức oxi hóa – khử được trình bày xuyên suốt trong toàn bộ chương trình, được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy muốn nắm vững chương trình hóa phổ thông, muốn truyền đạt kiến thức cho hs một cách chính xác khoa học và thực tiễn thì việc nâng cao kiến thức về kiến thức oxi hóa – khử là điều rất cần thiết