TRƯỜNG THPT THẠNH LỘC,QUẬN 12, TP.HCM – QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
– Năm 1986, chuyển phân hiêu Thạnh Lộc thành lập trường “Phổ thông trung học Thạnh Lộc” trực thuộc sở Giáo dục thành phố, đặt tại xã Thạnh Lộc, huyện Hóc Môn theo quyết định số 104/QĐ-UB ngày 13/08/1986 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Lúc này trường có quy mô từ 14 đến 16 lớp học với 700 đến 800 học sinh.
– Năm 1992, trường mang tên “trường Phổ thông cấp 2 – 3 Thạnh Lộc” theo Quyết định số 45/GD/TC/QĐ ngày 21/09/1992 của Sở Giáo dục và Đào tạo, sát nhập lớp cấp 2 từ trường phổ thông cấp 1 – 2 Thạnh Lộc.
Đến năm 1997, quận 12 được thành lập thì trường thuộc địa phận phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
– Năm 2002, trường mang tên “Trung học Phổ thông Thạnh Lộc”, theo Quyết định số 1862/ QĐ-YB ngày 06/05/2002 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
– Dự án Trường THPT Thạnh Lộc, tại phường Thạnh Lộc quận 12 được khởi công xây dựng ngày 26/04/2010: Tổng mức đầu tư của công trình 55 tỷ 600 triệu đồng, trong đó phần xây lắp và san lấp mặt bằng trên 42,0 tỷ đồng, trang thiết bị trên 5,6 tỉ đồng. Công trình có diện tích khuôn viên rộng 14.889 m2, trong đó: Diện tích xây dựng công trình: 4.338 m2; Tổng diện tích sàn xây dựng: 10.169 m2; Diện tích cây xanh thảm cỏ: 4.021 m2; Diện tích giao thông nội bộ, sân bãi đậu xe: 3.158 m2;Diện tích sân chơi, sân TDTT: 3.350 m2;Công trình gồm khối phòng học 39 phòng; khối bộ môn thực hành, thí nghiệm; khối hiệu bộ: Hội trường, thư viện, văn phòng; khối nhà đa năng
– Ngày 21/12/2011 Thường trực Quận ủy-UBND-UB. MTTQ VN quận 12 tổ chức khánh thành Trường THPT Thạnh Lộc tại: Số 116, đường Nguyễn Thị Sáu, phường Thạnh Lộc, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình có diện tích khuôn viên rộng 14.889 m2, trong đó:
- Diện tích xây dựng công trình: 4.338 m2
- Tổng diện tích sàn xây dựng: 10.169 m2
- Diện tích cây xanh thảm cỏ: 4.021 m2
- Diện tích giao thông nội bộ, sân bãi đậu xe: 3.158 m2
- Diện tích sân chơi, sân TDTT: 3.350 m2
- Công trình gồm khối phòng học 39 phòng; khối bộ môn thực hành, thí nghiệm; khối văn phòng, hội trường, thư viện; khối nhà đa năng.
– Hiện tại trường có quy mô: 41 phòng học; 2 phòng Tin Học; phòng thí nghiệm Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học; phòng thực hành nghề;…..
Trường THPT Thạnh Lộc – Đề thi học kì II – Năm học 2022 – 2023 – Môn Hóa Học
I. Trắc Nghiệm (3,0 điểm)
Xem chi tiết tại file đính kèm
II. Tự luận (7,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau đây:
- NaOH + Cl2 b. KI + Br2
- Zn + HBr d. CaCO3 + HCl
Câu 2 (1 điểm): Hãy cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của các quá trình sau:
- Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.
- Để giữ cho thực phẩm tươi lâu, người ta để thực phẩm trong tủ lạnh.
- Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5.
- Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia.
Câu 3 (1 điểm): Cho phản ứng: 2N2O5 (g) 2N2O4 (g) + O2 (g). Sau 1 phút kể từ lúc phản ứng bắt đầu xảy ra, nồng độ NO2 tăng lên 0,105M. Tốc độ trung bình của phản ứng là bao nhiêu M/s?
Câu 4 (1 điểm): Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: SO2 (g) + O2 (g) SO3 (g)
- Cân bằng phương trình trên và viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng.
- Khi tăng nồng độ SO2 lên 2 lần và giảm nồng độ O2 đi 2 lần, tốc độ phản sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 5 (1 điểm): Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO (g) + O2 (g) 2CO2 (g). Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 100oC?
Câu 6 (1 điểm): “Natri clorid 0,9%” là nước muối sinh lý chứa sodium chloride (NaCl), nồng độ 0,9% tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt,…thường được sử dụng để súc miệng, sát khuẩn,… Em hãy trình bày cách pha chế 250 mL nước muối sinh lí.
Câu 7 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 4,05 gam kim loại M (hóa trị II) bằng khí chlorine thu được 20,025 gam muối chloride. Xác định kim loại M.
Leave a Reply