• Home
  • 8 Năm
  • Document Library
  • Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Dạy Và Học Hoá Học Online

Nơi gặp gỡ, trao đổi của những bạn trẻ yêu hóa học.

  • Hóa THCS
    • Hóa Học 8
    • Hóa Học 9
    • Luyện Thi HSG THCS
    • Luyện Thi Vào 10
  • Hóa THPT
    • Hóa Học 10
    • Hóa Học 11
    • Hóa Học 12
    • Luyện Thi Đại Học
    • Luyện Thi HSG – THPT
  • Sau Đại Học
    • Luận Văn Thạc Sĩ
    • Các Chuyên Đề Học
    • Đề Thi Đầu Vào
    • Đề Thi Học Phần
  • Giáo Viên
    • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
    • Giáo Án Điện Tử
  • Thư Viện
    • Ebook VietNam
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Các Phần Mềm
      • Hướng Dẫn Sử Dụng
      • Phần Mềm Hóa Học
    • Video Thí Nghiệm
  • Kênh Youtube
  • Document Library
  • Show Search
Hide Search
You are here: Home / Hóa Học & Cuộc Sống / Tình trạng “ô nhiễm kim loại nặng trong nước” ở Việt Nam

Tình trạng “ô nhiễm kim loại nặng trong nước” ở Việt Nam

26 April, 2016 By Th.S Ngô Xuân Quỳnh Leave a Comment

3

Tình trạng “ô nhiễm kim loại nặng trong nước” ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các thủy vực nước mặt đã tiếp nhận quá nhiều nước thải từ các nguồn khác nhau trong đó có nhiều nguồn ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng

Nghiên cứu ở khu vực Công ty Pin Văn Điển và Công ty Orionel-Hanel miền bắc: Nước thải của 2 khu vực này đều có chứa các kim loại nặng đặc thù trong quy trình sản xuất, với hàm lượng vượt quá TCVN 5945/1995 đối với nước mặt loại B (Pin Văn Điển Hg: vượt quá 9,04 lần, Orionel-Hanel: PB vượt 1,12 lần). Xác định hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích tại các sông, mương gần khu vực 2 công ty trên thấy hàm lượng các kim loại trong trầm tích cao hơn hẳn hàm lượng nền, cụ thể là 13,88 – 20,5 lần (Pb); 1,7 – 4,02 lần (Cd) và 3,9 – 18 lần (Hg) đối với trầm tích sông Tô Lịch; Pb (3,3 – 10,25 lần); Hg (1,56 – 2,24 lần) đối với trầm tích mương Hanel.

Đối với các khu vực phía Nam, nồng độ các kim loại nặng độc hại trong nước ô nhiễm của các kênh rạch vượt quá giá trị cho phép so với nước sông rạch không ô nhiễm tăng từ 16 đến 700 lần.

kimloainang
Ví dụ nước ở các kênh rạch Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Cầu Bông, so với giá trị tiêu chuẩn có hàm lượng Cd gấp 16 lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần. Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích của kênh Nhiêu Lộc tại địa điểm cầu Ông Tá: Pb (7460 ppm), Cu (1090 ppm), Zn (2200 ppm)… Tại huyện Tân Trạch, Long An, hàm lượng Cd trong nước từ 2-8 mg/l, gấp 40-60 lần TCCP; Pb từ 0,7-2,7 mg/l, gấp 7-27 lần TCCP; tại huyện Tân Trụ, hàm lượng kim loại nặng trong nước đã ở mức gây độc đối với vật nuôi. Cụ thể: Hàm lượng Cadmium từ 2-8mg/l, gấp 40-60 lần tiêu chuẩn cho phép. Chì: 0,7 – 2,7mg/l, gấp 7 – 27 lần. Kẽm: 32 – 197mg/l, gấp 1,3 – 8,2 lần. Đồng: 11,24 – 97,5mg/l, gấp 23 – 195 lần…

Nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm trên là do nước thải sinh hoạt, nước thải của các sông nhánh không được xử lý với lượng nước độc hại khoảng 600.000 m3/ngày và với chất thải của khoảng 20.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và tác nhân ô nhiễm phân tán do các cơ sở công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công đều trực tiếp hoặc gián tiếp thải nước vào các dòng chảy kênh rạch.

Quá trình sản xuất nông nghiệp đóng góp một lượng đáng kể vào sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật  đặc biệt là phân photpho có chứa các kim loại nặng như As, Pb, Hg. Thông qua hoạt động phun, bón thuốc hay sự rửa trôi đất có chứa các chất này mà kim loại nặng có mặt trong nước.

Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam sử dụng đến 9 triệu tấn hóa chất thuộc 500 loại khác nhau, trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh.

Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường nước còn xảy ra khá nghiêm trọng ở các làng nghề tái chế kim loại. Theo một số nghiên cứu thì hàm lượng các kim loại nặng trong nước thải của các làng nghề tái chế kim loại hầu hết đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và đều thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý, hàm lượng các kim loại nặng như Cu, Pb và Zn trong nước thải rất cao. Đặc biệt là Pb trong nước thải có nơi cao gấp 100 lần tiêu chuẩn cho phép. Đây là những nguy cơ gây ô nhiễm đất và các nguồn nước mặt trong khu vực.

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người cũng như môi trường sống tự nhiên. Trách nhiệm không chỉ thuộc về các doanh nghiệp mà còn do sự lỏng lẻo trong khâu quản lý của chính quyền địa phương.

Related

Leave a comment

Filed Under: Hóa Học & Cuộc Sống Tagged With: kim loại nặng, ô nhiễm

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Primary Sidebar

Categories

  • Bài Giảng Hóa Học
  • Các Chuyên Đề Học
  • Các Phần Mềm
  • Câu Chuyện Giáo Dục
  • Đánh Giá Năng Lực
  • Đề cương ôn tập – Hóa 10
  • Đề thi dành cho SV
  • Đề Thi Đầu Vào
  • Đề thi giữa HK I
  • Đề thi Hoàng gia Australia
  • Đề thi Học kì II – Hoá 10
  • Đề thi Học kì II – Hóa 10
  • Đề thi HSG các tỉnh
  • Đề thi HSG Duyên Hải Bắc Bộ
  • Đề thi olympic 30/4
  • Đề thi thử THPT Quốc Gia
  • Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT
  • Ebook English
  • Ebook VietNam
  • Giáo Án Điện Tử
  • Giáo Dục Hiện Đại
  • Giáo Viên Với Nghề Giáo
  • Hóa Bậc Đại Học
  • Hóa Học & Cuộc Sống
  • Hóa Học 10
  • Hóa Học 11
  • Hóa Học 11
  • Hóa Học 11 – HSG
  • Hóa Học 12
  • Hóa Học 12
  • Hóa Học 8
  • Hóa Học 9
  • Hóa Học THCS
  • Hóa Học THPT
  • Hóa Học Vui
  • Hóa Lý
  • Hỏi/Đáp Hóa THCS
  • Hỏi/Đáp Hóa THPT
  • Hướng Dẫn Sử Dụng
  • Hướng Dẫn Sử Dụng
  • Kỹ Thuật Dạy Học
  • Lịch Sử Hóa Học
  • Lớp 1
  • Luận văn
  • Luận Văn Thạc Sĩ
  • Luyện Thi Đại Học
  • Luyện Thi HSG – THPT
  • Luyện Thi HSG THCS
  • Luyện Thi Vào 10
  • Một số bài viết khác
  • Một số vấn đề khác
  • Nguyên Tố Hóa Học
  • Phần Mềm Hóa Học
  • Phương Pháp Đường Chéo
  • Phương Pháp Giải Toán
  • Sau Đại Học – NCS
  • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
  • Tài Liệu Cho Giáo Viên
  • Thông Báo Mới
  • Thủ Thuật Tin Học
  • Thư Viện Sách
  • Tư Vấn Học Tập
  • Tư Vấn Ngành Nghề
  • Ứng Dụng Công Nghệ
  • Video Thí Nghiệm

Archives

Hướng dẫn tải file từ web hoahoc org


3

HỢP TÁC NỘI DUNG

Phone, Zalo: 0979817885
E-mail: [email protected]

Copyright © 2022 · Hoá Học Online

DIY Crafts, Haircut Craze, The Fashionista Blog, Hairstyles 1975, Short Haircuts

 

Loading Comments...