Olympic truyền thống 10-3: Trường THPT Phan Đăng Lưu – Đề thi và đáp án


Chia sẻ với BQT website www.hoahoc.org - Thầy Ngô Xuân Quỳnh

Olympic truyền thống 10-3: Trường THPT Phan Đăng Lưu – Đề thi và đáp án

Câu 1: Cấu tạo nguyên tử. Hệ thống tuần hoàn. Liên kết hóa học.
1.1: (2 điểm)

X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X, Y có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16. Hợp chất A có công thức XYn có đặc điểm:
– X chiếm 15,0486% về khối lượng
– Tổng số proton là 100
– Tổng số nơtron là 106
a. Xác định tên nguyên tố X, Y. Cho biết bộ bốn số lượng tử của electron cuối cùng trên X, Y
(quy ước các electron chiếm các orbital bắt đầu từ m có trị số nhỏ trước)
b. Biết X, Y tạo với nhau hai hợp chất là A, B. Viết cấu trúc hình học và cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm của A, B.

1.2. (1.0 điểm)

137Ce tham gia phản ứng trong lò phản ứng hạt nhân, có chu kì bán hủy 30,2 năm. 137Ce là một trong những đồng vị bị phát tán mạnh ở nhiều vùng của châu Âu sau tai nạn hạt nhân Trecnibun. Sau bao lâu lượng chất độc này còn 1% kể từ lúc tai nạn xảy ra.

1.3.( 1điểm)

 Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần lượt là: RAg = 144 pm.

  1. a) Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở.
  2. b) Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.

( biết MAg = 108)

suy nghĩ

Câu 3: Dung dịch và sự điện li.

3.1( 2 điểm).  Dung dịch A chứa hỗn hợp MgCl2 10-4 M và FeCl3 10-4 M. Tìm trị số pH thích hợp để tách Fe3+ ra khỏi dung dịch A dưới dạng kết tủa hidroxit.

Cho biết tích số hòa tan: KS(Mg(OH)2) = 1,12.10-11 và KS(Fe(OH)3) = 3,162.10-38.

3.2(2điểm). Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 10ml dung dịch axit axêtic (CH3COOH) 0,10M trộn với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,0.

Câu 4: Phản ứng oxi hóa – khử. Điện hóa.

4.1. (1,0 điểm)

Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron.

  1. KMnO4 + FeS2 + H2SO4→ Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2
  2. FexOy + H2SO4→Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

4.2.(1,5 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng ion- electron:

a. Al + HNO3 ===> Al(NO3)3  + N2O + NO + H2

Cho biết tỉ lệ mol: N2O : NO = 2015:2016

b.    M + HNO3 ===> M(NO3)n + NxOy + H2

4.3. ( 1,5 điểm)Người ta lập một pin gồm hai nửa pin sau:

Zn/Zn(NO3)2 (0,1M) và Ag/AgNO3 (0,1M) có thể chuẩn tương ứng bằng -0,76V và 0,80V

  1. Thiết lập sơ đồ pin và các dấu ở 2 điện cực.
  2. Viết phương trình phản ứng khi pin làm việc.
  3. Tính E của pin.

QC

Leave a comment

About The Author

Th.S Ngô Xuân Quỳnh

➤ Website: www.hoahoc.org
➤ Facebook page: https://www.facebook.com/luyenthihathanhhn
➤ Hotline: 0979817885
Địa chỉ:
➤ CS1: Phòng 288 – Số 26 – Đường Láng – Ngã Tư Sở
➤ CS2: Gần trường THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình

More From Author

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.