Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học
- MỤC TIÊU
- Yêu cầu cần đạt theo chương trình 2018
+ Trình bày được khái niệm năng lượng hoạt hoá (theo khía cạnh ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng).
+ Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hoá và nhiệt độ tới tốc độ phản ứng thông qua phương trình Arrhenius k = A.e(–Ea / RT ).
+ Giải thích được vai trò của chất xúc tác.
- Đặc tả theo mức độ nhận thức
- a) Nhận biết
+ Nêu được khái niệm năng lượng hoạt hóa.
+ Nêu được ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhệt độ đến tốc độ phản ứng thông qua phương trình Arrhenius.
- b) Thông hiểu
+ Giải thích được vài trò của chất xúc tác.
- c) Vận dụng
+ Vận dụng phương trình Arrhenius tính được năng lượng hoạt hóa, so sánh tốc độ phản ứng ở những mức nhiệt độ xác định.
- NỘI DUNG TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Các kiến thức cần nhớ
+ Năng lượng hoạt hóa là năng lượng tối thiểu mà chất phản ứng cần phải có để phản ứng có thể xảy ra.
+ Phương trình Arrhenius: biểu diễn sự ảnh hưởng của năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ đến hằng số tốc độ phản ứng.
Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng
A là hằng só thực nghiệm Arrhenius
e là cơ số của logarit tự nhiên, e = 2,7183
Ea là năng lượng hoạt hóa (J/mol)
R là hằng số khí lí tưởng, R = 8,314 (J/mol·K)
T là nhiệt độ theo thang Kelvin (K)
+ Khi năng lượng hoạt hóa Ea lớn, hằng số tốc độ k nhỏ, tốc độ phản ứng chậm.
+ Phương trình Arrhenius viết lại cho 2 nhiệt độ T1 và T2 xác định, ứng với 2 hằng số tốc độ k1 và k2:
+ Phản ứng có năng lượng hoạt hóa nhỏ hoặc nhiệt độ của phản ứng cao, tốc độ phản ứng càng lớn.
+ Chất xúc tác có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa để tăng tốc độ của phản ứng. Chất xúc tác có tính chọn lọc.
- Các kĩ năng cần nắm
+ Tính được năng lượng hoạt hóa, hằng số tốc độ phản ứng; sự thay đổi tốc độ phản ứng.
HÓA HỌC LỚP 10 – Chuyên đề 1 – P3 Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
Leave a Reply