Một số bài toán vô cơ hay và khó – phần 1 – Năm 2016
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 52/305 về khối lượng. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y có tổng khối lượng chất tan là 39,42 gam và còn 5,12 gam chất rằn không tan. Lọc bỏ chất rắn rồi cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam hỗn hợp kết tủa và có 0,896 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5) thoát ra. Giá trị của m1 gần nhất với:
A. 95
B. 115
C. 108
D. 105
Câu 2: Nung nóng 74,4 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe(NO3)2, MgCO3 trong bình kín chứa 1,6 gam O2 một thời gian thu được 72,88 gam rắn B và hỗn hợp khí X: CO2, NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 156/7. Hòa tan rắn B trong dung dịch chứa 2,44 mol HCl thu được dung dịch C chỉ chứa các muối (trong đó có 0,01 mol NH4+ và không chứa Fe2+) và 0,55 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO. Phần trăm về khối lượng của Mg trong hỗn hợp A là
A. 20,97.
B. 21,61.
C. 22,26.
D. 22,58.
Câu 3: Trộn 16,48 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 với 3,10 gam hỗn hợp gồm Cr và Al2O3 thu được hỗn hợp X. Nung X trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, trong đó oxi chiếm 22,063% về khối lượng. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
+ Phần 1 tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,09 mol NaOH loãng.
+ Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl đun nóng, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng tối đa với dung dịch chứa a mol KOH.
Giá trị của a là.
A. 0,68
B. 0,64
C. 0,60
D. 0,70
Câu 4: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,328 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng HNO3 loãng dư thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO, N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 318/17 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan. Giá trị m là:
A.30,99
B.40,08
C. 29,88
D.36,18
Câu 5: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe2O3 vào ống sứ nung nóng và dẫn từ từ 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm CO và H2 (tỉ khối so với H2 bằng 4,25) qua ống sứ, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X1 và khí Y1. Cho khí Y1 hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 7 gam kết tủa và 0,06 mol khí Y2 (tỉ khối so với H2 bằng 7,5). Hoà tan X1 bằng dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư), thu được dung dịch Z và 0,62 mol hỗn hợp 2 khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì thu được 0,225 mol hỗn hợp 2 khí. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 trong X là
A. 32%.
B. 48%.
C. 16%.
D. 40%.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 1,95 gam hỗn hợp bột Al và Fe trong 0,16 lít dung dịch HNO3 a mol/l thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dụng dịch X (không chứa muối amoni). Thêm tiếp 0,54 gam Al vào dung dịch X đến khi Al tan hết thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5 và trong dung dịch Y không còn HNO3). Thêm NaOH vào Y đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hidroxit thì vừa hết 0,2 lít dung dịch NaOH 0,825 mol/l. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,165 gam chất rắn M. Xác định giá trị của a?
A. 1,05.
B. 0,75.
C. 1,25.
D. 1,00.
Câu 7: Lấy 16 gam hỗn hợp Mg và M (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A chứa 84 gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (tỉ lệ 1:1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là?
A. 8,96
B. 6,72
C. 12,544
D. 17,92
Câu 8: Hỗn hợp X gồm a gam Al và a gam các oxit của sắt. Đun nóng hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất rắn Z; 37,184 lít H2 (đktc) và dung dịch T . Cho chất rắn Z tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 16,128 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat . Cô cạn dung dịch muối nầy thu được 2,326a gam muối khan. Giá trị của a gần nhất với?
A. 45,9
B. 40,5
C. 37,8
D. 43,2
Câu 9: Hòa tan hết 22,8 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4 và Cu trong 348 gam dung dịch HNO3 15,75% thu được dung dịch X và 0,784 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Mặt khác hòa tan hết 22,8 gam hỗn hợp trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z chứa 3 chất tan có khối lượng 40,4 gam (không thấy khí thoát ra). Trộn dung dịch X và dung dịch Z thu được dung dịch G. Cho AgNO3 dư vào G thu được x gam kết tủa. Biết rằng trong dung dịch Z số mol cation Cu2+ gấp 2 lần số mol cation Fe3+. Giá trị của x là
A. 126,4 gam
B. 142,2 gam
C. 124,8 gam
D. 136,2 gam
Câu 10: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại và 1,12 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân gần nhất với?
A. 23161 giây.
B. 24126 giây.
C. 22194 giây.
D. 28951 giây.
Câu 11: Đốt cháy 1,2 gam C trong bình kín chứa 1,344 lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X qua ống sứ nung nóng chứa CuO, FeCO3 và một oxit sắt. Khí thoát ra khỏi ống sứ được dẫn vào bình đựng dung dịch KOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 4,84 gam. Lấy toàn bộ rắn còn lại trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 896 ml (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O có tỉ khối so với X bằng 185/156. Cô cạn dung dịch Y thu được 46,24 gam muối khan trong đó nitơ chiếm 16,955% về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là
A. FeO.
B. Fe3O4.
C. Fe2O3.
D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 12: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2; CO; H2; H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe; FeO; Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4 thu được 0,1 mol khí NO duy nhất
– Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất. Giá trị của a là:
A.0,4 mol
B.0,45 mol
C.0,35 mol
D.0,50 mol
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe, Cu tác dụng hết với 200 gam dung dịch chứa HCl 32,85% và HNO3 9,45%, sau phản ứng thu được 5,824 lit NO( sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m+60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m-6,04) gam chất rắn và thấy thoát ra hỗn hợp khí Y gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của Y so với He là 4,7. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 21
B. 22.
C.23
D. 24
Câu 14: Hòa tan hết 17,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Mg, Fe(NO3)2, Al vào dung dịch chứa 0,408 mol HCl thu được dung dịch Y và 1,6128 lit khí NO. Cho từ từ AgNO3 vào Y đến phản ứng hoàn toàn thì lượng AgNO3 phản ứng là 0,588 mol, sau phản ứng thu được 82,248 gam kết tủa và 0,448 lit NO2 và dung dich Z chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với:
A. 42
B. 41
C. 43
D. 44
Câu 15: Hỗn hợp X chứa một oxit sắt, 0,02 mol Cr2O3 và 0,04 mol Al. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau.
+ Phần 1 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,896 lít SO2 ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
+ Phần 2 tác dụng vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Z và 0,336 lít H2 ở (đktc), dung dịch Z tác dụng tối đa x mol NaOH thu được 6,6 gam hỗn hợp kết tủa.
Biết các phản ứng xẩy ra trong môi trường không có oxi. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 0,27.
B. 0,3.
C. 0,28.
D. 0,25.
Câu 16: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:
(a). Giá trị của m là 82,285 gam.
(b). Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.
(c). Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%.
(d). Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
(e). Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. Tổng số nhận định không đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 17: Hỗn hợp A gồm MgO, Fe2O3, FeS và FeS2. Người ta hòa tan hoàn toàn m gam A trong H2SO4 đặc nóng dư thu SO2, dung dịch sau phản ứng chứa 155m/67 gam muối. Mặt khác hòa tan m gam A trên vào HNO3 đặc nóng dư thu 14,336 lít hỗn hợp khí gồm SO2 và NO2 có tổng khối lượng là 29,8g. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 28,44 gam muối. Biết trong A oxi chiếm 10m/67 về khối lượng. Phần trăm FeS trong A gần nhất
A. 28.
B. 30.
C. 33.
D. 34.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm Mg và Fe có tỉ lệ số mol tương ứng 8 : 7. Đốt cháy m gam hỗn hợp X bằng hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và các muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Z bằng một lượng vừa đủ 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho AgNO3 dư vào T thu dược 206,7 gam kết tủa. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 5,6 lít hỗn hợp khí P (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với Y là 0,661; dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q thu được 115,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là.
A. 24,444
B. 23,333
C. 25,555
D. 26,666
Câu 19: Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy thoát ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- . Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với?
A. 16%
B. 17%
C. 18%
D. 19%
Câu 20: Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp A một thời gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn B và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X (không có O2 dư). Toàn bộ B hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (không có khí SO2) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 34,66 gam kết tủa. Lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng tỉ khối của Z so với X bằng 86/105. Phần trăm khối lượng FeS2 trong A gần với giá trị?
A. 35,16%
B. 23,4%
C. 17,58%
D. 29,30%