
Kỳ thi V-SAT được triển khai dựa trên nhu cầu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học, kết hợp với việc áp dụng các kỹ thuật đo lường và khảo thí hiện đại để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và Bài thi; ứng dụng CNTT trong tổ chức thi một cách triệt để.
Kỳ thi V-SAT đã được Trường ĐHCT tổ chức từ năm 2024, kỳ thi đã được tổ chức an toàn, hiệu quả; chất lượng Bài thi V-SAT bảo đảm độ tin cậy cao được các cơ sở giáo dục đại học tin tưởng sử dụng để tuyển sinh đại học với số lượng tăng dần.
Năm 2025, Bài thi V-SAT được Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (KTĐGQG) rà soát, cập nhật nội dung thi; điều chỉnh cấu trúc định dạng đề thi, hình thức thi phù hợp hơn với hướng đánh giá năng lực của học sinh THPT theo Chương trình Giáo dục phổ thông GDPT) năm 2018 (bậc Trung học phổ thông) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác tuyển sinh đại học.
Đặc trưng của bài thi
– Nội dung thi bám sát Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) hiện hành, có tính phân loại cao. Căn cứ đánh giá của các môn thi là các yêu cầu cần đạt về năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và các chương trình môn học. Tỉ trọng các đơn vị kiến thức phù hợp để phân loại, xếp hạng trong việc lựa chọn các nhóm học sinh đủ năng lực ứng tuyển vào trường đại h ọc theo từng ngành, nhóm ngành. Điều này đáp ứng với đại đa số học sinh phổ thông, đồng thời phù hợp với yêu cầu tuyển sinh của từng đơn vị.
– Ngân hàng câu hỏi thi (NHCHT) được xây dựng theo quy trình khoa học, áp dụng các lý thuyết và kỹ thuật hiện đại của khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục bảo đảm có độ tin cậy và độ giá trị.
– NHCHT có số lượng câu hỏi lớn bảo đảm khách quan và công bằng trong việc kiểm tra, đánh giá. Ngoài ra, NHCHT chuẩn hóa cho phép so sánh, đối chiếu và theo dõi năng lực học sinh theo các đối tượng học sinh, các năng thi tuyển, …
– Kết quả bài thi cho phép báo cáo kết quả chẩn đoán từng cá nhân, cung cấp chi tiết điểm mạnh, điểm yếu của thí sinh để hỗ trợ chọn ngành học phù hợp.
– Dễ dàng và hiệu quả trong việc tổ chức triển khai: Hình thức tổ chức thi hoàn toàn trên máy tính. Ngoài ưu điểm là khách quan, công bằng thì phương thức này còn rất tiện lợi trong khâu tổ chức thi và công bố kết quả, linh hoạt về thời gian và địa điểm tổ chức thi.
Nội dung, hình thức và thời gian làm bài
– Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong Chương trình THPT 2018, bậc Trung học phổ thông.
– Môn thi: Tổ chức thi 08 môn thi độc lập, bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí và Ngữ văn.
– Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.
– Thời gian làm bài: môn Toán, Ngữ văn là 90 phút; mỗi môn còn lại là 60 phút.
Các dạng câu hỏi: Bài thi có 04 dạng câu hỏi
+ Dạng 1: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai.
+ Dạng 2: Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp).
+ Dạng 3: Câu trắc nghiệm 04 lựa chọn.
+ Dạng 4: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn hoặc viết luận.
Đặc điểm câu trắc nghiệm Đúng/Sai:
Câu trắc nghiệm lựa chọn Đúng/Sai thường có định dạng là các nhận định mà người học phải dựa vào hiểu biết của mình để đưa ra quyết định điều đó là Đúng hay Sai. Ngoài phần dẫn, loại câu hỏi này gồm ba cột, một cột là danh sách những câu hỏi và hai cột còn lại là các ô trống để thí sinh đưa ra quyết định chọn Đúng hoặc Sai.
Mỗi câu hỏi loại này được xây dựng 4 phương án lựa chọn Đúng/Sai.
Đặc điểm câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp):
Là câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài phần để hỏi-phần dẫn, loại câu hỏi này gồm hai cột, một cột là danh sách những câu/ý hỏi/mệnh đề và một cột là danh sách các phương án trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu chuẩn nào đó định trước, thí sinh tìm cách ghép những câu hỏi/ý hỏi/mệnh đề của cột này với phương án trả lời ở cột còn lại sao cho phù hợp.
Phần để hỏi thường được đặt ở cột bên trái, đánh thứ tự câu/ý hỏi/mệnh đề bằng chữ số (1, 2, 3…); phần trả lời được đặt ở cột bên phải, đánh thứ tự bằng chữ cái Latinh (A, B, C, …). Để đảm bảo độ giá trị của câu hỏi và giảm thiểu khả năng đoán mò của thí sinh, số lượng lựa chọn ở cột bên phải thường được thiết kế nhiều hơn, số lượng các câu hỏi ở cột bên trái.
Đặc điểm câu trắc nghiệm 04 lựa chọn (Câu hỏi MCQs dạng nhóm)
Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn yêu cầu thí sinh chọn một đáp án đúng từ 4 phương án được đưa ra. Các lựa chọn thường được ký hiệu A, B, C, D và chỉ có 1 trong số đó là chính xác. Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra kiến thức một cách ngắn gọn và rõ ràng, giúp quá trình chấm điểm trở nên dễ dàng hơn.
Các câu hỏi này đwọc thiết kế theo dạng nhóm câu hỏi (từ 2 – 5 câu) đối với mỗi nhóm, các câu hỏi đều có nội dung liên kết với chủ đề/bài đọc chung của nhóm. Chủ đề/bài đọc có thế là một/một đoạn văn, bảng biểu, biểu đồ hoặc dữ liệu,… Cách thiết kế theo nhóm câu hỏi có thể đánh giá khả năng phân tích tổng hợp, liên kết,… của thí sinh.
Đặc điểm câu trắc nghiệm Trả lời ngắn hoặc viết luận đối với môn Ngữ văn
Với câu trắc nghiệm trả lời ngắn, thí sinh được yêu cầu tìm ra câu trả lời của mình, thay vì lựa chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn. Câu trả lời có thể là một chữ, một số, một biểu tượng hoặc một cụm từ, hay cũng có thể là một câu trả lời đơn giản. Loại câu trắc nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra việc ghi nhớ thông tin, sự kiện quan trọng hoặc những kiến thức, khái niệm cơ bản; kiểm tra kỹ năng thực hiện một nhiệm vụ; kiểm tra năng lực tư duy, suy luận logic; kiểm tra khả năng áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan.
Với câu hỏi viết luận (môn Ngữ văn) yêu cầu thí sinh phải viết một bài phân tích, giải thích hoặc lập luận chi tiết về một vấn đề hoặc chủ đề nhận định. Thí sinh sắp xếp ý tưởng, đưa ra luận điểm và chứng minh quan điểm của mình bằng lập luận logic, dẫn chứng hoặc các minh họa phù hợp. Câu viết luận dài thường đòi hỏi kiến thức sâu rộng, khả năng suy luận, phân tích và diễn đạt tốt. Mục tiêu của dạng câu hỏi này là kiểm tra không chỉ kiến thức mà còn cả khả năng tư duy phê phán, kỹ năng viết, sự sáng tạo trong việc trình bày ý kiến cá nhân.
Cấu trúc bài thi và cách chấm điểm
Cách chấm điểm: Các bài thi được tính điểm theo cả hai cách: điểm thô và điểm năng lực. Điểm thô của một thí sinh sẽ là tổng số điểm mà thí sinh đạt được dựa trên số tiểu mục câu hỏi trả lời đúng. Điểm thô được tính căn cứ theo hướng dẫn của chuyên gia môn học. Tổng điểm thô của bài thi là 150 điểm, cách chấm điểm theo từng dạng thức câu hỏi như sau:
+ Đối với dạng thức câu hỏi Đúng/Sai, mỗi câu gồm 4 tiểu mục câu hỏi: trả lời chính xác 1/4 tiểu mục được 1 điểm; trả lời chính xác 2/4 tiểu mục được 2 điểm; trả lời chính xác 3/4 tiểu mục được 3 điểm; trả lời chính xác cả 4/4 tiểu mục được 6 điểm.
+ Đối với dạng thức câu hỏi Ghép hợp, mỗi câu gồm 4 tiểu mục câu hỏi: trả lời chính xác mỗi tiểu mục đượuc 1.5 điểm.
+ Đối với dạng thức câu hỏi trả lời ngắn và câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn (MCQs): mỗi câu trả lời chính xác được 6 điểm.
+ Đối với câu hỏi trả lời ngắn, mỗi câu trả lời đúng được 6 điểm. Tổng điểm mỗi bài thi là 150 điểm.
+ Đối với bài viết luận thực hiện theo hướng dẫn chấm và đáp án chấm, điểm bài viết luận là 30 điểm.
Ở bài thi này, để đạt điểm tối đa, thí sinh phải trả lời đầy đủ và chính xác tất cả các tiểu mục câu hỏi thi- đây là điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của định dạng bài thi V-SAT. Khi mà số lượng các tiểu mục câu hỏi thi rất lớn, điều này sẽ làm hạn chế tối đa việc thí sinh “đánh lụi”, góp phần làm tăng độ tin cậy của Kỳ thi.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non áp dụng từ năm 2025 là cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ GDĐT.
Như vậy, các trường không phải phân bổ chỉ tiêu cho các phương thức xét tuyển tránh được những rủi ro khi xét tuyển theo chỉ tiêu của từng phương thức như độ lệch điểm giữa các phương thức quá lớn, có phương thức điểm trúng tuyển rất cao, điểm trúng tuyển học bạ thấp hơn điểm trúng tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT…
Thống kê nhanh của nhà trường, thí sinh tham gia thi V-SAT năm nay tại Hà Nội chủ yếu đến từ các trường THPT trên địa bàn Thủ đô và các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Ninh.
Cao Phương Ngọc, học sinh lớp 12A1 trường THPT Lê Hồng Phong (Nghệ An), chia sẻ: “Em cùng gia đình đã từ Nghệ An ra Hà Nội từ ngày hôm qua để kịp dự thi. Tổ hợp môn em chọn là toán – lý – hóa với mong muốn xét tuyển vào khối trường Tài chính – Ngân hàng”.
Đặc biệt, Ngọc rất vui mừng khi nhận được kết quả 136.5/150 điểm ở môn toán ngay sau khi thi xong. Đây là động lực lớn giúp em vững tin hơn vào ước mơ đại học.
Ngoài địa điểm thi Học viện Ngân hàng, khu vực miền Bắc còn có hai địa điểm thi khác là Đại học Thái Nguyên và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lựa chọn.
Kỳ thi V-SAT do Học viện Ngân hàng phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục triển khai.
Năm ngoái, mức điểm trúng tuyển bằng kết quả kỳ thi V-SAT vào Học viện Ngân hàng là 315 điểm.
Kỳ thi V-SAT năm 2025 lần đầu tiên bám sát chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các môn thi đa dạng, bao gồm toán, ngữ văn, tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Đặc biệt, từ năm 2025 bổ sung thêm môn ngữ văn vào danh sách các môn thi độc lập. Hình thức thi chủ yếu là trắc nghiệm khách quan trên máy tính hoặc trên giấy, giúp thí sinh thuận tiện hơn trong làm bài và nhận kết quả.
Điểm nổi bật của kỳ thi, thí sinh có thể dự thi nhiều lần và lựa chọn kết quả cao nhất của từng môn để đăng ký xét tuyển vào 19 trường đại học trên toàn quốc.
Hiện nay có 19 cơ sở đào tạo chấp nhận kết quả thi V-SAT và sử dụng kết quả này để tuyển sinh năm 2025. Các trường khu vực phía Bắc gồm: Học viện Ngân hàng, ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Phenikaa.
Khu vực miền Trung có ĐH Duy Tân, Trường ĐH Vinh. Khu vực phía Nam gồm: Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Tài chính – Marketing, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường Đại học Cần Thơ, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TPHCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Ngân hàng TPHCM, Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Lạc Hồng.
Đề thi V-SAT được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi lớn, cập nhật liên tục theo quy trình khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá.
Nội dung thi tập trung vào chương trình lớp 12 (chiếm khoảng 90%), bên cạnh các kiến thức từ lớp 10 và lớp 11 (khoảng 10%).
Thời gian làm bài đối với môn toán và ngữ văn là 90 phút/môn, các môn còn lại như tiếng Anh, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý là 60 phút/môn.
Để đạt kết quả tốt, thí sinh được khuyến nghị làm quen với cấu trúc đề thi minh họa, phân bổ thời gian luyện tập hợp lý giữa phần thi trắc nghiệm và viết luận, đặc biệt cần luyện kỹ năng đánh máy nhanh, chính xác.
Đề thi và 1 số câu hỏi minh họa
1.-DỀ-THI-MINH-HỌA-TOÁN_2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Hoa-hoc_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Lich-su_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Ngu-van_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Sinh-hoc_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Tieng-Anh_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Toan_V-SAT-2025
Mo-ta-chi-tiet-bai-thi-mon-Vat-ly_V-SAT-2025
Tổng hợp !

