Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS
Môn hóa học ở trường THCS giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành. Học sinh học tập hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết PTHH của các phản ứng mà còn để biết được những ứng dụng phong phú, thiết thực của hóa học trong đời sống để giúp đỡ mọi người xung quanh. Hiểu biết hóa học, HS có thể vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường xung quanh, có niềm tin và tự tạo lập cho mình một hướng đi trong tương lai. Muốn quá trình dạy học có hiệu quả, GV phải có những bài giảng với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực cao của HS. Trong tình hình hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học hóa học nói riêng đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải kết hợp linh hoạt giữa bài giảng và thực tế.
Có những vấn đề hóa học giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học, hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học hóa học.
Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của HS.
Tôi cũng yêu thích môn hóa học từ các hoạt động thực tiễn và nhận thấy những điều bổ ích từ các hoạt động thực tiễn. Vì vậy, tôi cũng muốn trong mỗi bài dạy làm cho học sinh thấy thích các bài học từ việc đưa các hiện tượng thực tiễn để tạo niềm say mê học tập tìm tòi của các em học sinh. Chính vì thế, tôi đã quyết định sưu tầm tài liệu, tham khảo tài liệu liên quan và nghiên cứu đề tài:“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS” đóng góp vào kho tàng kiến thức, bước đầu tạo cơ sở cho các nghiên cứu khoa học sau này, đồng thời giúp tôi có những căn cứ để sau này ra trường có thể áp dụng vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả nhất.
Chương trình lớp 8
Bài 24: Tính chất của Oxi
Ví dụ 1: Vì sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong không khí sẽ có màu nâu?
Giải thích: Vì trong không khí có chứa khí oxi trong một thời gian dài oxi đã oxi hóa các dụng cụ bằng sắt thành Fe3O4
Áp dụng: phần 2 tác dụng với kim loại.
Ví dụ 2: Liên hệ thực tế em hãy cho biết oxi có ở đâu? Nó có tính chất vật lý gì?
HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Áp dụng: phần tính chất vật lý của oxi
Ví dụ 2: Vì sao các khí gas có thể cháy trong không khí để tạo thành khí đốt ?
Giải thích: Vì trong không khí chứa khí oxi , trong khí ga có chứa khí Metan mà hai khí này dễ dàng tác dụng với nhau.
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới
Ví dụ 3: Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống con người và sinh vật vì khí oxi cần cho sự hô hấp hàng ngày của sinh vật và mọi hoạt động sống của con người .Vậy khí oxi có tính chất gì ?
Giải thích: Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Tính chất hóa học : khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học vớ nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.[1].
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Ví dụ 4: Vì sao oxi có thể duy trì sự sống của con người và động vật?
Giải thích: Oxi có khả năng kết hợp với chất hêmôloobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hóa các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.[ 1].
Áp dụng: phần ứng dụng.
Ví dụ 5:giải thích câu: “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”
Giải thích: Lấy lửa để thử, để kiểm tra vàng, xem tuổi vàng, biết là vàng mười, hay vàng thau lẫn lộn vì vàng không phản ứng với oxi.
Gian nan thử sức”. Gian nan nghĩa là gian khổ, khó khăn, vất vả. Gian nan là điều kiện, là hoàn cảnh, là thử thách để thử, để đo sức của mỗi người. Sức là sức mạnh, là ý chí, là trí tuệ sáng suốt, là lòng kiên nhẫn, là tinh thần quyết tâm vươn lên, trước mọi khó khăn, gian khổ.
Áp dụng: phần tính chất hóa học ở phần lưu ý oxi không phản ứng với Au.
Bài 25: Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi.
Ví dụ 1: Từ tính chất hóa học của oxi hãy kể những ứng dụng của oxi trong thực tế hiện nay mà em biết?
Đây là câu hỏi mở cho học sinh tự trả lời GV bổ sung và cò thể đưa ra một số hình ảnh minh họa
Áp dụng: phần liên hệ thực tế.
Ví dụ 2: Nếu oxi cần cho sự cháy, sự hô hấp các em hãy liên hệ khi nằm ngủ có nên đóng cửa hoặc đốt than trong phòng hay để hoa trong phòng không? Vì sao?
Giải thích: Không vì Khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín cửa, lượng CO tăng cao khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng do đó phòng thiếu oxi do oxi đã cung cấp cho sự cháy hoàn toàn, lượng ôxy bị suy giảm nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp làm ngạt thở và có thể tử vong. Còn khi để hoa trong phòng ngủ ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy khí oxi trong phòng làm phòng thiếu õ cần cho sự hô hấp nên có hại cho sức khỏe.
Áp dụng: phần mở rộng ứng dụng oxi.
Bài 27: Điều chế khí oxi phản ứng phân hủy
Ví dụ 1: Oxi nhân tạo được tạo ra từ đâu?
Giải thích: -Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
– Trong công nghiệp:
- Sản xuất khí oxi từ không khí.Bằng cách hạ không khí xuống dưới – 2000C, sau đó nâng dần dần nhiệt độ lên – 1830C ta thu được khí N2, hạ -1500C ta thu được khí oxi.
- Sản xuất khí oxi từ nước.Người ta điện phân nước.
[1].
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Bài 28: Không khí- sự cháy
Ví dụ 1: Không khí có liên quan gì đến sự cháy?tại sao gió càng lớn thì đám cháy càng lớn?làm thế nào để dập tắt được sự cháy?
Giải thích: Vì sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng mà trong không khí có oxi mà oxi là chất duy trì sự cháy . Gió càng lớn thì lượng cung cấp oxi càng nhiều thì đám cháy càng lan rộng[ 1]
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Bài 31: Tính chất- ứng dụng của Hiđro.
Ví dụ 1: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được bơm vào chất gì tại sao nó lại bay dễ dang như vậy?
Giải thích: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được người ta bơm khí hiđro vào đó do tính nhẹ của hiđro là nhẹ nhất trong các chất khí có tỉ khối hơi so với không khí là 2/29[ 1].
Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới.
Ví dụ 2: Vì sao hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ khi cháy?làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Giải thích: Vì hỗn hợp này cháy rất nhanh và toả nhiều nhiệt. Nhiệt này làm cho thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ.
Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trước khi đốt hiđro phải thử xem khí hiđro đó có lẫn khí oxi không bằng cách thu khí H2 đó vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm. Nếu H2 là tinh khiết thì chỉ nghe thấy tiếng nổ nhỏ nếu H2 có lẫn khí oxi (hoặc không khí) tiếng nổ mạnh. Muốn thu được H2 tinh khiết từ dụng cụ điều chế H2, lúc đầu phải cho luồng khí H2 thoát ra ngoài để cuốn hết không khs có sẵn trong thiết bị, sau đó mới thu được khí H2 tinh khiết
Leave a Reply