HÓA HỌC LỚP 10 – Chuyên đề – Phản ứng hạt nhân
MỤC TIÊU
- Yêu cầu cần đạt theo chương trình 2018
+ Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên; Lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
+ Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
+ Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
+ Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất.
+ Nêu được các ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng,…
-
- Đặc tả theo mức độ nhận thức
a) Nhận biết
+ Nêu được sơ lược về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
+ Nêu được các ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân.
b) Thông hiểu
+ Sử dụng được định luật bảo toàn số khối hoặc bảo toàn điện tích để hoàn thành phương trình phản ứng hạt nhân.
+ Phân loại được phản ứng phóng xạ nhân tạo và phóng xạ tự nhiên, phản ứng nhiệt hạch và phân hạch,…
+ Xác định được sản phẩm hoặc loại tia phóng xạ trong phản ứng hạt nhân.
c) Vận dụng
+ Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
NỘI DUNG TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Các kiến thức cần nhớ
+ Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không bền vững bị biến đổi thành hạt nhân của nguyên tử khác, đồng thời phát ra bức xạ dạng hạt hoặc photon có năng lượng lớn, gọi là tia phóng xạ.
+ Phóng xạ tự nhiên là hiện tượng các nguyên tố tự phát ra tia phóng xạ, không do tác động từ bên ngoài.
+ Tia phóng xạ gồm các hạt và bức xạ điện từ:
HÓA HỌC LỚP 10 – Chuyên đề 1 – Phản ứng hạt nhân