Đề thi thử TN THPT 2023 – Môn Hóa Học – THPT Kiến An – Hải Phòng – Lần 1
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT KIẾN AN
|
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2023 – LẦN 1
NĂM HỌC 2022-2023 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 75. Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cân vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với
A. 12%.
B. 52%.
C. 43%.
D. 35%.
Câu 76. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai ancol đều có dạng C3H8Ox (hơn kém nhau 16 đvC) và amin X (no, mạch hở, hai chức) cần vừa đủ 1,85 mol O2, thu được N2, H2O và CO2 (biết = 0,6 mol). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối nhỏ nhất trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 34,7.
B. 27,4.
C. 12,8.
D. 46,8.
Câu 77. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng,
cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 1 ml dung dịch H2SO4 20%. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước
nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 có trong dung dịch.
b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
c) Ở bước 1, có thể thay NaOH loãng bằng KOH loãng.
d) Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết, có thể tiến hành ngay.
e) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp bạc sáng bóng như gương bám vào.
g) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp bạc sáng bóng như gương bám vào.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 78. Hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2), Y (C8H15O4N) và Z (C4H9O2N); trong đó X là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với 500 ml dung dịch KOH 1,68M (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), thu được 13,44 lít hỗn hợp khí T gồm hai amin, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He bằng 9,5) và dung dịch F chứa bốn chất tan (trong đó có ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Cô cạn F, thu được m gam hỗn hợp G gồm bốn chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 78,64.
B. 65,20.
C. 63,80.
D. 77,24.
Câu 79. Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp các muối C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 11,04 gam glixerol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,36.
B. 0,33
C. 0,34.
D. 0,35.
Bản đề + lời giải chi tiết: Bản word để các em HS và các thầy cô và PHHS dễ tham khảo
2. Đề thi thử TN THPT 2023 – Môn Hóa Học – THPT Kiến An – Hải Phòng – Lần 1 – File word có lời giải
Leave a Reply