Đề thi chọn HSG môn Hóa Học – Tỉnh Phú Thọ – Năm 2016 – 2017
Đề thi HSH tỉnh Phú Thọ bậc THCS gồm có 2 phần: Trắc Nghiệm Khách Quan và Tự Luận
Chúng tôi gửi tới các bạn đề thi này để các bạn rèn luyện và củng cố kiến thức và kĩ năng cho bản thân mình. Chi tiết của nội dung thì vui lòng xem và dowloads
Dưới đây là phần trích dẫn phần đề thi Tự Luận của đề thi
Câu 1 (1,5 điểm): Chia mẩu kim loại bari thành ba phần bằng nhau.
+ Cho phần 1 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối A thu được kết tủa A1.
+ Cho phần 2 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối B thu được kết tủa B1.
+ Cho phần 3 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối D thu được kết tủa D1.
Nung B1 và D1 đến khối lượng không đổi thu được các chất rắn tương ứng là B2 và D2.
Trộn B2 với D2 rồi cho vào một lượng dư nước thu được dung dịch E chứa hai chất tan.
Sục khí CO2 dư vào dung dịch E lại xuất hiện kết tủa B1.
Biết rằng: A1, B1, D1 lần lượt là oxit bazơ, bazơ và muối.
Hãy chọn các dung dịch muối A, B, D phù hợp và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 2 (1,5 điểm): Từ các chất KClO3, NaCl, H2SO4, Al và các điều kiện phản ứng có đủ, viết phương trình phản ứng điều chế 6 chất khí khác nhau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Câu 3 (2,5 điểm):Hỗn hợp khí X gồm CO và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trong một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lần lượt qua bình 1 đựng 72 gam dung dịch H2SO4 79,2% và bình 2 đựng 150 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thấy bình 1 nồng độ dung dịch H2SO4 là 72%, bình 2 có 20 gam kết tủa. Tính tỉ khối của X so với H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4 (2,5 điểm): Cho m gam bột Al vào 500 ml dung dịch A chứa Ag2SO4 và CuSO4 sau một thời gian thu được 3,33000 gam chất rắn B và dung dịch C. Chia B làm hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất vào dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,51200 lít H2 (đktc). Hoàn tan phần thứ hai trong H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 4,65600 gam SO2 (không có S, H2S tạo ra). Thêm HCl dư vào dung dịch C không thấy xuất hiện kết tủa, thu được dung dịch D. Nhúng một thanh sắt vào dung dịch D cho đến khi dung dịch hết màu xanh và lượng khí H2 thoát ra là 0,44800 lít (đktc) thì nhấc thanh sắt ra, thấy khối lượng thanh sắt giảm đi 1,07200 gam so với ban đầu (kim loại giải phóng ra bám hoàn toàn trên thanh sắt).
- a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- b) Tính m và nồng độ mol/l của từng muối trong dung dịch A.
De thi HSG Tỉnh Phú Thọ – THCS – Lớp 9


