Đề thi giữa học kì II – Hóa Học 10 – Trường THPT Bình Lục – Tỉnh Hà Nam
Câu 1: Trong hợp chất số oxi hoá của Hydrogen thường bằng:
Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số khối.
B. Số oxi hóa.
C. Số hiệu nguyên tử.
D. Số mol.
Câu 3: Số oxi hoá của oxygen trong chất nào sau đây bằng 0:
A. CO
B. H2O
C. O2
D. Na2O2
Câu 4: Thuốc phóng được dùng trong tầng đẩy tăng cường nhiên liệu rắn của tàu con thoi là một hỗn hợp giữa aluminium và hợp chất X. X chứa nguyên tố chlorine có số oxi hoá +7. X có thể là hợp chất nào?
A. NH4Cl
B. NH4ClO3
C. NH4ClO4
D. N2H5Cl
Câu 15: Phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt gọi là
A. phản ứng thu nhiệt.
B. phản ứng tỏa nhiệt.
C. phản ứng oxi hóa – khử.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 16: Biết lưu huỳnh có các số oxi hóa hay gặp là -2; +4; +6. Trong các phản ứng hóa học SO2 có thể là chất khử hoặc chất oxi hóa vì:
A. Lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất
B. SO2 là oxit axit
C. SO2 tan được trong nước
D. Lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian
Câu 17: Cho 6 gam Zn hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 1M (dư). Nếu giữ nguyên các điều kiện và thay Zn hạt bằng Zn bột thì tốc độ phản ứng:
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không đổi
D. Giảm đi 1 nửa
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm) Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:
- H2S + O2 → S + H2O
- KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Câu 30 (1,0 điểm):
- Cho phản ứng đốt cháy ethane: C2H6(g) + 3,5O2(g) →2CO2(g) + 3H2O(l)
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy ethane ở trên theo nhiệt tạo thành biết nhiệt tạo thành của các chất theo bảng sau:
Chất |
C2H6 (g) |
O2 (g) |
CO2 (g) |
H2O (l) |
(kJmol-1) |
-84,0 |
0 |
-393,5 |
-285,8 |
- Cho phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)
Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tổng hợp ammonia trên theo năng lượng liên kết.
Biết năng lượng của các liên kết như sau (đơn vị kJmol-1): N-N(163); N=N (418); N≡N(946); H-H (436); N-H(389).
Câu 31 (0,5 điểm) Cho 12,9 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị II không đổi) và Al (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng vừa đủ với 10,08 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm Cl2, O2 thu được hỗn hợp rắn gồm các oxide và muối chloride. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với H2 bằng 24,15. Xác định kim loại M.
Câu 32 (0,5 điểm) Trong quá trình lên men rượu: Men phân giải glucose trong nho thành rượu (Ethanol) và giải phóng CO2, theo phương trình:
…………………………………………..C6H12O6 (s) ===> 2C2H5OH (l) + 2CO2 (g)
…………….. ΔfHo298 (kJ/mol)………..-1274………………. -277,69……. -393,51
(a). Quá trình lên men rượu có cần cung cấp nhiệt hay không? Giải thích.
(b). Tính nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi lên men 1kg nho (chứa 7% Glucose) ở điều kiện chuẩn.
Leave a Reply