Đề thi chọn HSG cấp tỉnh – Hóa Học 10 – Năm học 2022 – 2023
Câu 1 (1,5 điểm):
- Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử của nguyên tố X là 5p5. Tỉ số neutron và điện tích hạt nhân bằng 1,3962. Số neutron của X bằng 3,7 lần số neutron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Xác định điện tích hạt nhân của X, Y và viết cấu hình electron của Y.
- Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10 –10 m, có nguyên tử khối là 65 đvC
- a) Tính khối lượng riêng ( g/cm3 ) của nguyên tử kẽm
- b) Bán kính hạt nhân nguyên tử kẽm r = 2.10 –15 Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
Câu 2 (1,0 điểm): Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
- Viết cấu hình electron nguyên tử của R và xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn. Tính số electron độc thân của nguyên tử nguyên tố R ở trạng thái cơ bản.
- Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí SO2 ở trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi).
– Viết các phương trình hoá học và tìm m.
– Biết lượng KMnO4 phản ứng vừa đủ, tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Câu 3 (1,0 điểm):
- a) Sự hình thành liên kết σ và liên kết π khác nhau như thế nào?
- b) Vẽ sơ đồ biểu diễn sự xen phủ giữa orbital 1s của nguyên tử hydrogen và orbital 3p của nguyên tử chlorine trong sự hình thành liên kết σ trong phân tử hydrogen chloride (HCl).
- c) Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các orbital.
- d) Xác định số liên kết σ và số liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2).
Câu 4 (1,5 điểm): Cân bằng các phản ứng oxi hoá khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
- a) FeSO4 + KMnO4 + H2O =>Fe2(SO4)3 + Fe(OH)3 + K2SO4 + MnO2
- b) Al + HNO3 =>Al(NO3)3 + NO + N2O + H2 Biết tỉ lệ số mol của NO và N2O tương ứng là
- c) CH3COCH3 + KMnO4 + KHSO4 => CH3COOH + MnSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
Câu 5 (2,0 điểm):
- Hòa tan hoàn toàn 1,7 gam hỗn hợp X gồm zinc (Zn) và kim loại A ở nhóm IIA vào dung dịch hydrochloric acid thu được 0,7437 L khí hydrogen(ở đkc). Mặt khác nếu hòa tan hết 1,9 gam A thì dùng không hết 200 mL dung dịch hydrochloric acid 0,5M. Xác định nguyên tố A.
- Cho m gam X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch Y và 0,06 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 78,704 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng 89,4 gam dung dịch HCl 15,52%, thu được 0,02 mol H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Tính nồng độ phần trăm của FeCl2 trong E.
Câu 6 (,01 điểm):
- Đá vôi (có chứa CaCO3) là thành phần chính có trong các loại đá được dùng trong xây dựng do có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Calcium carbonate có thể bị phân hủy theo phản ứng sau:
CaCO3(s) CO2(g) + CaO(s).
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo enthalpy chuẩn tạo thành. Phản ứng có thuận lợi xảy ra ở điều kiện thường không? Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:
CaCO3(s) | CO2(g) | CaO(s) | |
(kJ/mol) | -1207,6 | -393,5 | -634,9 |
- Cho phản ứng: 2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g).
- a) Phản ứng trên có tự xảy ra ở 25℃, điều kiện chuẩn hay không?
- b) Phản ứng trên có tự xảy ra ở 0℃, điều kiện chuẩn hay không?
Biết rằng = -120 kJ, = -150 J/K. Giả sử biến thiên enthalpy và biến thiên entropy của phản ứng không phụ thuộc vào nhiệt độ.
- c) Từ giá trị tính được, hãy cho biết ở nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn thì phản ứng xảy ra thuận lợi hơn?
Câu 7 (1,0 điểm):
- Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ nóng chảy và điểm sôi của 4 đơn chất đầu tiên trong nhóm VIIA. Biết astatine được xếp dưới iodine trong nhóm VIIA.
Hãy dự đoán điểm nóng chảy và nhiệt độ sôi, trạng thái của astatine ở nhiệt độ phòng.
- Hỗn hợp X gồm 3 muối sodium chloride, sodium bromide và sodium iodide. Tiến hành hai thí nghiệm.
– Thí nghiệm 1: Lấy 5,76 gam X tác dụng với lương dư dung dịch bromine, dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được 5,29 gam muối khan.
– Thí nghiệm 2: Hòa tan 5,76 gam X vào nước rồi sục một lượng khí chlorine vào dung dịch. Sau một thời gian, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol Cl–. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của sodium bromide trong hỗn hợp X.
Câu 8 (1,0 điểm): Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2, CaCl2, CaSO4 làm cho muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng muối. Một trong những phương pháp loại bỏ tạp chất ở muối ăn là dùng hỗn hợp A gồm Na2CO3, NaOH, BaCl2 tác dụng với dung dịch nước muối để loại tạp chất dưới dạng các chất kết tủa CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4. Một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà – Ninh Thuận có thành phần khối lượng như sau: 96,525% NaCl; 0,190% MgCl2; 1,224% CaSO4; 0,010% CaCl2; 0,951% H2O.
- Viết các phương trình hoá học xảy ra khi dùng hỗn hợp A để loại bỏ tạp chất có trong mẫu muối trên.
- Tính khối lượng A cần dùng để loại bỏ hết tạp chất có trong 3 tấn muối nói trên.
- Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong A. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
—————————HẾT—————————
Họ và tên thí sinh:…………………………………………………………………… Số báo danh:…………………………………….
2. HSG-Hoa-10-So-Hai-Duong-2022-2023