GIẢI ĐÁP CHO PHỤ HUYNH VÀ CÁC EM HỌC SINH KHỐI THCS VỀ VIỆC THI CHUYÊN VÀ THI HSG
I. THI HSG VÀ THI CHUYÊN LÀ THI NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC NHƯ THẾ NÀO? VÀ NÊN BẮT ĐẦU HỌC KHI NÀO?
– Nội dung kiến thức trong đề thi HSG và thi vào lớp 10 của các trường THPT chuyên chủ yếu nằm trong nội dung kiến thức của chương trình cấp 3, chỉ có 1 phần rất nhỏ trong chương trình cấp 2, nhưng cần phải nhớ kỹ rằng phương pháp giải bài tập lại dùng phương pháp của cấp 2. Nên:
+ Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khao cấp 2 có thi HSG và thi vào lớp 10 của các trường THPT chuyên được không? Điều đó là không thể.
+ Đã có rất nhiều phụ huynh và các em học sinh nghĩ rằng khi điểm tổng kết của 1 môn học nào đó ở trên trường đạt rất cao (hơn 9,0 đến 10,0) là có thể thi HSG và thi vào lớp 10 chuyên của môn đó. Điều này luôn là nhầm tưởng vì: kiến thức SGK và kiến thức thi HSG, thi vào lớp 10 là hoàn toàn khác nhau, điểm tổng kêt trên trường cao hay thấp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và nó chẳng hề đánh giá được kết quả thi HSG và thi chuyên.
+ Nắm chắc và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp giải bài tập của cấp 3 có giúp đạt được điểm cao trong kỳ thi HSG và thi vào lớp 10 chuyên được không? Điều này không chắc vì: các phương pháp giải bài tập của cấp 3 chủ yếu dùng để tìm ra đáp số 1 cách nhanh nhất, không chú trọng đến việc dẫn dắt và trình bày (chưa kể hiện tại đa phần các số môn học của cấp 3 áp dụng thi theo hình thức trắc nghiệm nên phương pháp giải bài tập chỉ phục vụ cho việc bấm máy tính tìm ra đáp số), còn đối với thi HSG và thi vào lớp 10 chuyên lại rất chú trọng đến dẫn dắt và trình bày.
– Vì kiến thức thi HSG và thi vào lớp 10 chuyên bao gồm gần như toàn bộ chương trình khối THPT chứ không phải là của THCS nên nếu định thi thì HS nên bắt đầu học sớm, càng sớm càng tốt để HS có nhiều thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ càng.
II. NHỮNG ĐIỂM MÀ HỌC SINH THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN.
– Có rất nhiều HS mặc dù ở nhà đã học rất kỹ, ôn luyện rất kỹ, đã được làm rất nhiều và làm rất tốt đề thi thử, thi chuyên của những năm trước đó. Nhưng khi bước chân vào phòng thi, cầm đề thi thật nên lại run, không hiểu đề viết gì và yêu cầu làm gì – cho dù đề thi thật dễ hơn rất nhiều các đề thi thử mà bản thân HS đã được làm trước đó, có những kiến thức và dạng bài tập mà HS đã được học rất kỹ, làm đi làm lại rất nhiều lần. Tại sao vậy? Đơn giản chỉ vì tâm lý của HS không vững vàng + áp lực của kỳ thi làm cho HS dối trí quên hết những gì mình đã được học và rèn trước đó.
– Có những bạn HS khi vào phòng thi, cảm thấy đề quá dễ, làm một mạch rồi nộp bài về trước – thời gian làm bài thi của em thừa quá nhiều mà kết quả thi không cao (chưa kể có những trường hợp điểm bài thi còn rất thấp). Vì sao vậy? Rất đơn giản, vì kinh nghiệp thi cử của em chưa được rèn luyện nhiều + đề dễ hay dẫn đến chủ quan + tâm lý muốn thể hiện đẳng cấp (sỹ) trước các bạn nên hay dẫn đến việc ẩu đoảng: không suy xét hết các trường hợp có thể xẩy ra trong bài, không chú trọng việc trình bày, ăn cắp bước trình bày mà chỉ chú trọng đến đáp số, hay quên đơn vị, nhầm dấu…
– Có những bạn HS khi cầm đề nên đã cắm đầu cắm cổ làm một mạch từ đầu đến cuối giờ vẫn không kịp, không đủ thời gian để làm hết các bài trong đề => điểm thi không cao. Vì sao vậy? Vì việc làm một bài thi không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà còn phụ thuộc kỹ năng làm bài.
+ Kỹ năng phân loại các loại câu hỏi dễ khó để từ đó có thể xác định được mục tiêu câu nào nên làm trước, câu nào nên làm sau.
+ Ký năng ước lượng và phân bổ thời gian cho từng câu và từng bài để không bị sa đà, bế tắc vào 1 câu nào đó mà không tháo gỡ ra được, để không bị dồn thời gian cho những câu tưởng trừng như dễ mà bị sập bẫy, sai sót mà không biết.
– Quan trọng nhất cần nhớ khi làm 1 bài thi là: dễ làm trước, khó làm sau, câu dễ phải làm cho trắc cố gắng ăn điểm tối đa, câu khó phải suy ngẫm cho kỹ – nếu không giải được thì phải bới móc được (bế tắc thì nghĩ thế nào ghi thế), bởi điểm của 1 bài thi được chấm theo từng bước giải, đúng bước nào ăn điểm bước đó, còn không đúng thì đối với câu khó này coi như không mất gì.
III. TAI SAO MUỐN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN THÌ NÊN THEO ĐỘI TUYỂN HSG CỦA MÔN MÀ MÌNH ĐỊNH THI CHUYÊN.
– Để hiểu được điều này chúng ta nên coi kì thi chuyên là chiến trường, là 1 trận quyết chiến sinh tử, còn thi HSG là thao trường, là các trận đấu nhỏ. Thao trường có đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu.
– Khi tham gia theo đội tuyển HSG, HS sẽ được:
+ Thường xuyên tiếp xúc với những kiến thức hay và khó, những bài tập và phương pháp giải hay của môn mình định thi chuyên.
+ Thường xuyên được va chạm, tiếp xúc với những bạn học giỏi về môn học đó để xác định được đối thủ của mình học như thế nào, họ giỏi ở điểm nào và mình kém ở đâu để sớm điều chỉnh và hoàn thiện mình về môn học đó.
+ Thường xuyên phải trải qua các vòng thi và kỳ thi sát hoạch để từ đó có thể rèn luyện tinh thần, tâm lý phòng thi và kỹ năng làm bài – đây là việc quan trọng nhất.
+ Nếu thi HSG có giải, HS tự có thêm động lực để vươn lên tự học và bồi dưỡng, bố mẹ và thầy cô không phải ép hay thúc giục.
Sưu tầm tưf