Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT
TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN (BTTT)
Việc lồng ghép các BTTT vào trong quá trình dạy và học, trước hết:
- Tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập.
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người; những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.
- BTTT còn xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
- BTTT phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống; nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.
- BTTT phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.
- Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trìnhhóa họcluôn xảy ra xung quanh ta. Khi giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
- Vấn đề về môi trườnghiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu.
Do vậy, môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học hóa học.
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTTT, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau; có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các câu lạc bộ hóa học,….
II.1. SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI
Trong các giờ giảng bài mới, giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng; thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.
- Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thứchóa học với kiến thức thực tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ 1: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Photpho”. Giáo viên giải thích hiện tượng “Ma trơi”; qua đó còn giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoa học các vấn đề trong cuộc sống, tránh những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kém hiểu biết.
Ví dụ 2: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Các hợp chất của cacbon”
+ CO: có vai trò làm chất khử trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim. Giáo viên phối kết hợp với kiến thức thực tiễn: khả năng gây ngộ độc của CO, triệu chứng bị ngộ độc, các nguồn sinh CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh.
+ CO2: song song với việc giảng về vai trò của CO2 đối với quá trình quang hợp của cây xanh, người giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO2, giáo dục học sinh và mọi người nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ môi trường và cuộc sống.
** Đôi khi chỉ một vài câu liên hệ thực tiễn cũng gây được ảnh hưởng tốt cho học sinh.
- Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.
Ví dụ 3: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta lại bị sâu răng, đặc biệt là khi ăn các thức ăn nhiều đường?”
Ví dụ 4: Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối; giáo viên có thể đặt câu hỏi “Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”.
Ví dụ 5: Bài “muối amoni” giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích “tại sao NH4HCO3 được dùng làm bột nở ”….hay đề cập đến việc sử dụng phân bón- phân đạm ure thích hợp với nhiều loại đất trồng hay không?
Ví dụ 6: Lợi dụng tính chất nào của CO2 mà người ta thường dùng những bình tạo khí này để dập tắt các đám cháy? Vậy HS cần biết: Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất!
** Ta có thể lồng ghép kiến thức về môi trường, y tế, sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm…..Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 7: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
- H2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2.
Ví dụ 8: Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây:
- Magie B. Cacbon C. Photpho D. Metan
Ví dụ 9: Tháng 10/2015, các chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư của WHO (IARC) cảnh báo các loại thịt xông khói, giăm bông, xúc xích… là mối đe dọa ung thư lớn nhất cho sức khỏe của con người, ngang với các tác nhân khác như amiang, asen (thạch tín), thuốc lá…Nguyên nhân dẫn tới việc này là các loại thực phẩm chế biến trên sử dụng một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng gây ung thư.
Một trong số đó là natri nitrit- NaNO2, chất này vốn có tác dụng làm cho thịt có màu hồng – đỏ và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ngộ độc. Nhưng bên cạnh đó, natri nitrit có thể tác dụng với các amin tồn tại tự nhiên trong thực phẩm tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư rất mạnh.
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
- NaNO2 là một chất tham gia vào quá trình tổng hợp muối điazoni và phẩm nhuộm azo.
- NaNO2 là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối natri nitrat.
- Trong công nghiệp, để điều chế N2, có thể nung hỗn hợp NaNO2 với amoni clorua.
D.Phân tử khối của natri nitrit là 69.
Leave a Reply