Trường ĐH Vinh – Đề thi thử TN THPT QG – Lần 1 – Năm 2023
Câu 62: Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân khi nhiệt kế bị vỡ.
(b) Để tách kim loại Ag ra khỏi hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag, ta cho X tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3, thu được kim loại Ag.
(d) Cho dung dịch HCl vào cốc đựng nước có tính cứng tạm thời, sinh ra khí CO2.
(e) Để kết tủa hoàn toàn cation Al3+ có trong dung dịch hỗn hợp gồm AlCl3 và NaCl, ta cho dung dịch này tác dụng với lượng dư dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Anilin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
C. Etylamin có công thức CH3NHCH3.
D. Tetrapeptit mạch hở có bốn liên kết peptit.
Câu 64: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etylamin vào giấm ăn.
(2) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Nhỏ vài giọt nước brom vào nước ép của quả nho chín.
(4) Cho vài giọt dầu thực vật vào dung dịch NaOH và đun sôi nhẹ.
(5) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng.
Số thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam este X, thu được 8,96 lít CO2 và 7,2 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 8,8 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được muối Y và 4,6 gam ancol Z. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. HCOOCH2CH2CH3.
D. C2H5COOCH3.
Câu 70: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na2CO3 và BaCl2.
B. AgNO3 và HCl.
C. MgSO4 và KNO3.
D. HCl và NaOH.
Câu 71: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón nông nghiệp Việt Âu có ghi độ dinh dưỡng là 20 – 20 – 15. Để cung cấp 135,780 kg nitơ, 15,500 kg photpho và 33,545 kg kali cho 10000 m2 đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và phân kali (độ dinh dưỡng là 60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau. Vậy, nếu người nông dân sử dụng 83,7 kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
A. 2500 m2.
B. 5000 m2.
C. 4000 m2.
D. 2000 m2.
Câu 72: Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,22 mol CO2 và 2,11 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,82 gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,05.
B. 0,04.
C. 0,02.
D. 0,03.
Câu 73: Cho 16,05 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn tác dụng với V lít O2, thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các oxit và kim loại dư (không còn khí O2 dư). Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa 48 gam muối và 5,6 lít H2. Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 5,6.
C. 4,48.
D. 3,36.
Câu 74: Chất hữu cơ X chứa ba nguyên tố C, H, O và hai loại nhóm chức khác nhau. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố mC : mH : mO = 24 : 3 : 48. Biết 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 dư, thu được 2 mol CO2; 1 mol X tác dụng hết với kim loại Na dư, thu được 2 mol H2. Số công thức cấu tạo bền thỏa mãn điều kiện trên của X là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 75: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 55,5 giờ.
B. 69,4 giờ.
C. 138,7 giờ.
D. 111,0 giờ.
Câu 78: Cho X, Y, Z là ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no, hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C) và MY < MZ; T là ancol no, mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon với Y; E là este tạo bởi X, Y, Z và T. Cho m gam hỗn hợp Q gồm X, Y, Z, T, E tác dụng vừa đủ với 140 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 12,42 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Q, thu được 0,48 mol CO2 và 0,37 mol H2O. Mặt khác, m gam Q tác dụng tối đa với 0,09 mol H2 (xúc tác Ni, nung nóng). Phần trăm số mol của T trong Q là
A. 30,82%.
B. 15,41%.
C. 16,67%.
D. 33,34%.
Trường THPT CHuyên – Đại Học Vinh