NPK là ký hiệu gì trên bao bì, tác dụng của từng thành phần
NPK nhằm chỉ 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, tức 3 nguyên tố dinh dưỡng chính yếu cần bổ sung trước tiên cho cây trồng, nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây trồng.
- Chữ N nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Đạm.
- Chữ P nhằm chỉ nguyên tố dinh dưỡng Lân.
- Chữ K nhằn chỉ nguyên tố dinh dưỡng Kali.
- Loại phân NPK là loại phân chuyên cung cấp cho cây trồng 3 nguyên tố dinh dưỡng này.
– Phân đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…
– Phân lân có tác dụng tốt cho việc ra rễ, ra hoa…
– Phân kali có tác dụng tốt cho việc tổng hợp đường bột, xellulo, làm cây cứng cáp, giúp trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt và mầu sắc trá…
Tuy nhiên, trên đây chỉ là phân định một các tương đối và không chính xác. Bởi vì cây trồng luôn cần có đầy đủ cả 3 nguyên tố này và các nguyên tố khác nữa để tương hỗ, hình thành nên các hợp chất sinh học và các bộ phận có các chức năng riêng biệt và tác động qua lại để tạo thành sự sống một cách rất phức tạp.
Trên bao bì của phân NPK thường có 3 số chính. Số đầu nhằm chỉ hàm lượng Đạm, quy ra % Nitơ (N) nguyên chất. Số thứ 2 nhằm chỉ hàm lượng Lân, quy ra % oxyt phospho (P2O5). Số thứ 3 nhằm chỉ hàm lượng Kali, quy ra % oxyt kali (K2O). Ngoài ra, có thể một số bao bì còn ghi thêm một số chất khác như Lưu Huỳnh, Canxi, Magie v.v.. Đối với Lưu Huỳnh thường được tính bằng % lưu huỳnh nguyên chất (S), Canxi được tính bằng % oxyt canxi (CaO), Magie được tính bằng % oxyt magie (MgO).
Các sản phẩm NPK đang có mặt trên thị trường
Tại Việt Nam, có 3 sản phẩm NPK chính đang được kinh doanh rộng rãi. Chúng có sự khác biệt ở các dạng hạt.
Phân NPK 1 hạt
Đây là dạng phân được sản xuất bằng cách trộn các loại hạt nguyên liệu với nhau. Nguyên liệu chính bao gồm ure, SA, DAP, kali. Chúng được nghiền mịn, sau đó trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ nhất định. Sau một số công đoạn điều chỉnh bằng thùng xoay, sản phẩm sẽ có khả năng chống đóng tảng, kết dính. Trong sản phẩm cũng có một số phụ gia khác như Diatomit, zeolite, cao lanh…
Phân NPK 3 màu
Đây là sản phẩm được sản xuất theo cách khá đơn giản. Nó sẽ được làm nên bằng cách trộn theo tỷ lệ cho sẵn 3 loại phân đạm, kali, lân với nhau. Thành phần đạm sử dụng ở đây là ure hạt đục, lân là Dap là Kali là dạng Kcl. Loại phân này được nhiều bà con lựa chọn, sử dụng do giá thành rẻ. Tuy nhiên, sản phẩm không để được lâu vì dễ hút ẩm và đóng tảng.
Phân NPK phức hợp
Đây là sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ hóa học. Người ta sử dụng axit photphoric và axit nitric để phân giải quặng của phốt phát. Loại phân đạm này có hàm lượng lân rất cao, tan nhanh trong nước.
Ví dụ:NPK 16-12-8-11+TE trong đó có 16% N, 12% P2O5, 8% K2O và 11% CaO, MgO, S…
Như đã nói ở trên, cây trồng không chỉ cần 3 nguyên tố dinh dưỡng này mà còn cần tổng cộng khoảng 13 nguyên tố, trong đó chia ra:
– Các nguyên tố đa lượng gồm: N, P, K (Nitơ, Phospho, Kali).
– Các nguyên tố trung lượng gồm: Ca, Mg, S (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh).
– Các nguyên tố vi lượng gồm: B, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn (Bo, Clo, Đồng, Sắt, Mangan, Molipden, Kẽm).
Mặc dù số lượng các nguyên tố cây cần thì nhiều nhưng nông dân thường chỉ bón một số loại phân NPK cũng vẫn đáp ứng được nhu cầu phân bón cho cây vì trong đất thường có sẵn tất cả các nguyên tố dinh dưỡng này. Khi nông dân bón phân NPK tức là bón những nguyên tố thiếu hụt nhiều nhất, còn các nguyên tố khác thì cây trực tiếp khai thác từ đất.
Ở những đất tốt, tức đất có chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, thì việc bón phân ít quan trọng. Ở những đất này có thể bà con chỉ cần bón một mình phân đạm, hoặc chỉ bón phân NPK là đủ. Nhưng ở những đất xấu, tức là đất có chứa rất ít các nguyên tố dinh dưỡng, thì việc bón phân vô cùng quan trọng. Ở những đất này, ngoài phân NPK ra, bà con còn phải chú ý bón các loại phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khác như bón vôi để tăng hàm lượng canxi, bón phân chuồng để bổ sung nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng khác v.v..
Trong các loại phân lân sản xuất trong nước như phân lân Super, phân lân nung chẩy cũng chứa rất nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác như Canxi, Magie, Lưu Huỳnh và các nguyên tố vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, B v.v.. nữa. Bà con có thể sử dụng các loại phân này như là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khác ngoài phân NPK.
Leave a Reply