Một số phần mềm hữu ích dùng trong hóa học
Đối với các nhà hóa học, việc ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều trong công việc nghiên cứu. Với phần lớn học sinh – sinh viên, không biết phải sử dụng các phần mềm nào để trình bày cấu trúc hóa học của các chất hóa học và sử dụng các phần mềm này cho công việc học tập. Hóa học ngày nay xin giới thiệu với các bạn một số phần mềm hữu ích đó.
1. Chemwin: Chương trình nhỏ, gọn dễ dàng tạo các công thức hóa học, có phần hướng dẫn sử dụng khá dễ hiểu bằng tiếng anh, đây là chương trình có giảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo. Dung lượng chứa đủ trong một đĩa mềm, tuy nhiên khi cài đặt chương trình này nó đòi phải có cài máy in mặc định mới có thể chạy được bằng cách Start > Setting >Control Panel > Add Printer, chọn một loại máy in mặc định rồi nhấp Next đến khi kết thúc.
2. ADC Lab: Sử dụng để vẽ công thức hóa hữu cơ. Như mọi chương trình chạy trong môi trường Windows mà chúng ta thường gặp, ACD Lab cũng trình bày dòng tiêu đề, các menu lệnh, các nút công cụ và cửa sổ làm việc. Phần mềm miễn phí ACD Lab 10 của hãng Advanced Chemistry Development Inc,.
3. Rasmol : Chương trình xem các công thức cấu tạo dạng 3D, bạn có thể xoay ở mọi vị trí để nhìn các góc độ khác nhau và có thể xuất ra khung ảnh đang nhìn ở dạng GIF, BMP, PCX . Có nhiều tùy chọn khung nhìn như: điểm chấm, quả cầu và liên kết, chương trình không cần cài đặt.
4. Materials Studio: Là phần mềm mô phỏng và tính toán trong hóa học, vật liệu, y dược và các lĩnh vực khác. Là phần mềm tương đối toàn diện trong việc tính toán các quá trình hấp phụ, tính năng lượng tương tác.
5. FullProf Suite: Là phần mềm dùng tính toán cấu trúc tinh thể, là phần mềm được sử dụng để xử lý kết quả sau khi đo X-ray, nhiễu xạ neutron.
6. Gaussian98: Chương trình hỗ trợ việc tính toán môn hóa học lượng tử và mô phỏng.
7. C.I.S Database: Đây có chứa một số thông tin bổ ích cho các bạn về phổ IR, NMR, MS của một số chất hữu cơ thường gặp, có thêm một số thông tin thêm về mỗi chất ví dụ: màu sắc,trạng thái, chất độc, chất dễ cháy, …. và cả hình không gian của công thức đó nữa. Chạy được trên Window 9X, 2K, bạn đừng thay đổi đường dẫn mặc định lúc cài đặt để chương trình chạy đúng.
8. ChemLab : Chương trình làm thí nghiệm ảo trên máy tính với các phần chuẩn độ, định lượng, chất chỉ thị màu và các hình ảnh bộ dụng cụ làm thí nghiệm như: burret, becher, erlen, đèn cồn… và bạn có thể copy vào các trang Word để trang trí cho trang văn bản của bạn.
9. Titration: là một chương trình rất nhỏ dùng xem biểu đồ biểu diễn quá trình chuẩn độ acid – base, chuẩn độ một số chất khác … có thể xuất ảnh của đồ thị sang dạng BMP rồi chép vào MS Word. Chắc bạn cũng biết khi chuẩn độ thì chỗ điều chỉnh ở đâu rồi phải không ?.
10. Hyperchem 7.0: Chương trình dùng thiết kế mô hình hóa cấu trúc phân tử. Nó cho phép hiển thị cấu trúc dưới vài dạng trong mặt phẳng và không gian ở mọi góc độ. Ngoài ra còn hỗ trợ tính toán nhiều đại lượng cơ bản trong hóa lượng tử.
11. AutoNom: chương trình dùng để gọi tên một số chất hữu cơ, bạn cần vẽ công thức bằng Structure Editor đính kèm rồi trả lại cho chương trình BC sau đó nhấp nút lệnh Name bạn sẽ có tên công thức. Tuy nhiên đây là phiên bản Demo nên chỉ gọi được công thức chứa 15 nguyên tử trở lại.
12. ObitanViewer: Chương trình xem hình dạng các orbital ở nhiều góc độ các dạng orbital s, p, d, f và có nhiều tùy chọn xuất ra rất sinh động dành cho giảng dạy bài học trừu tượng về orbital ở các chương trình giảng dạy.