Kĩ thuật – thủ thuật giải toán về peptit : “Tam phân peptit”
Các em học sinh thân mến! Từ năm 2015, Bộ GD&ĐT chính thức gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh Đại học thành một kì thi chung gọi là kỳ thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy, hình thức và nội dung thi đã có sự thay đổi đáng kể so với trước đây. Cụ thể là đề thi phải đảm bảo được nội dung nhằm phát triển năng lực của học sinh từ dễ đến khó, thậm chí rất khó theo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Trong đó Peptit là phần bài tập thường xuyên được đưa vào phân loại học sinh ở mức độ vận dụng cao và đã gây không ít khó khăn cho các em học sinh, thậm chí nhiều Thầy, cô giáo khi giải quyết nó, nhất là trong thời gian ngắn như hiện nay. Có thể ví von Peptit như bất đẳng thức Toán học vậy.
Để giảm bớt nỗi sợ hải Peptit tôi đã cố gắng nghiên cứu, tham khảo, học hỏi đưa ra được một kĩ thuật giải mới cho những bài toán Peptit khó này một cách dễ dàng (dễ tiếp cận, dễ tư duy). Đó là kĩ thuật “ TAM PHÂN PEPTIT”.
Do thời gian không cho phép, bản thân cũng đã cố gắng hết sức để sưu tầm đưa ra được 53 bài tập hay và khó cho kĩ thuật này.
Tôi hi vọng nó là một tài liệu hữu ích giúp các em học sinh chinh phục điểm cao trong kì thi sắp tới, đây cũng là nguồn tài liệu vô cùng bổ ích cho các Thầy, Cô tham khảo trong quá trình luyên thi.
- Cơ sở khoa học và phương pháp.
– Ở đây tôi chỉ xét các peptit được tạo từ các aminoaxit no, hở chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2.
•Chú ý: Khi cho peptit tác dụng với NaOH thì muối thu được sẽ là: COONa, NH2 và CH2
PS: Tại sao lại gọi là “TAM PHÂN PEPTIT”? Tại vì ban đầu thủy phân peptit, sau đó phân cắt 2 liên kết của amino axit thành COOH, NH2 và CH2
- Bài tập vận dụng:
Câu 1: X là peptit có dạng CxHyOzN6, Y là peptit có dạng CpHqO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no, mạch hở chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch thay đổi a gam. Giá trị của a là:
A. Tăng 49,44.
B. Giảm 94,56.
C. Tăng 94,56.
D. Giảm 49,44.
Câu 3: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin. Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy có 3,9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,075 gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m gần nhất với:
A. 560.
B. 470.
C. 520.
D. 490.
Câu 4: Hai peptit X và Y chỉ được tạo nên từ các aminoaxit là Gly và Ala. Biết rằng trong hai peptit tổng số mắt xích Gly bằng 5, Ala bằng 4. Đốt cháy hoàn toàn 12,08 gam peptit X cần dùng vừa đủ 13,44 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O, N2 trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 13,2 gam. Y là:
A.Tripeptit.
B.Pentapeptit.
C. Tetrapeptit.
D. Hexapeptit.
Câu 5: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Trong X cũng như Y chỉ được tạo nên từ Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,464 lít (đktc). Khối lượng X đem dùng gần nhất với giá trị:
A. 3,23 gam.
B. 3,28 gam.
C. 4,24 gam.
D. 14,48 gam.
CHI TIẾT HƠN NỮA, MỜI CÁC BẠN ĐỌC XEM Ở FILE DƯỚI
TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Thương


