KẾ HOẠCH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN HÓA HỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nâng cao chất lượng kỳ thi TN THPT cho học sinh lớp 12 môn Hóa học
Lý thuyết: Hệ thống hóa kiến thức theo từng chủ đề với các kiến thức cơ bản của từng bài, từng chương, bám sát chương trình kiến thức kỹ năng của môn học.
Bài tập: Rèn luyện khả năng nhận dạng, phương pháp giải các dạng bài tập với sự hỗ trợ của môn Toán trong các dạng bài tính định lượng, môn vật lý trong bài tập điện phân…….
- Thông qua việc củng cố kiến thức, lựa chọn những biện pháp tích cực, phù hợp với từng đối tượng để giúp đỡ học sinh hoàn thành chương trình học tập theo quy định nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ vào các trường ĐH, CĐ của học sinh khối 12 môn hóa học.
III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG:
- 1. THỜI GIAN ÔN TẬP
* Học kì I:
+ Thời lượng: Học 01 buổi chiều từ 14h đến 16h15/tuần.
+ Số tiết: 15 buổi x 3 = 45 tiết
* Học kì II:
+ Thời lượng: Học 01 buổi chiều từ 14h đến 16h15/tuần.
+ Số tiết: 15 buổi x 3 = 45 tiết
- 2. HÌNH THỨC ÔN TẬP
+Tài lệu sử dụng: các sách giáo khoa và tuyển tập các đề thi thử TN THPT môn Hóa học.
+Hình thức ôn:
– Xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án chi tiết, phân phối thời gian và nội dung hợp lý.
– Tích cực sử dụng các phương pháp mới, chú trọng rèn kỹ năng làm bài, phân loại các dạng bài, các dạng câu hỏi, các chủ đề ôn tập cho học sinh.
– Tăng cường kiểm tra, thi thử, đánh giá, rút kinh nghiệm cho học sinh.
– Hướng dẫn tài liệu thích hợp cho học sinh nhằm kích thích khả năng tự học của những học sinh khá giỏi, từng bước nâng cao trình độ cho học sinh.
– Phối hợp tốt với các giáo viên trong nhóm chuyên môn xây dựng giáo án, kế hoạch ôn tập.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Nhóm chuyên môn
+ Phổ biến các công văn hướng dẫn chỉ đạo của Bộ, của Sở đến từng thành viên trong nhóm chuyên môn.
+ Xây dựng kế hoạch và đề cương ôn tập (có kí duyệt của BGH)
+ Thống nhất nội dung mỗi tiết, mỗi buổi, xác định rõ mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được, chủ yếu nằm trong chương trình.
+ Dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy, trao đổi, thảo luận các bài dạy
+ Hoàn thành nội dung chương trình ôn tập theo đúng kế hoạch
- Giáo viên bộ môn
+ Xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân, giáo án ôn tập theo đúng thời gian, số tiết quy định trên thời khóa biểu và thời gian ôn tập.
+ Thực hiện đúng kế hoạch, nội dung ôn tập đã được phê duyệt. Nâng cao chất lượng giờ ôn tập và quản lý tốt học sinh trong các giờ dạy của mình.
+ Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo một cách hợp lý. Cần hướng dẫn học sinh vận dụng các phương pháp ôn tập phù hợp với từng đối tượng .
+ Hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập, tự làm bài thi; với ôn tập theo nhóm và ôn tập chung cả lớp. Mỗi học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch ôn tập có lịch hàng tuần ôn tập, tự ôn tập, tự kiểm tra theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
+ Có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, lớp; chọn kiến thức nâng cao để cho học sinh thi Đại học; học sinh có lực học TB và Yếu yêu cầu kiến thức cơ bản. Đối với những học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
+ Kết hợp giữa tự kiểm tra đánh giá của học sinh với kiểm tra, đánh giá trong nhóm học tập và kiểm tra đánh giá chung toàn lớp; chú trọng thu nhận thông tin phản hồi về kết quả ôn tập của học sinh để có điều chỉnh hợp lý, kịp thời.
+ Phối hợp với GVCN để quản lý, giáo dục học sinh
Trên đây là kế hoạch của nhóm chuyên môn Hóa học, các giáo viên bộ môn căn cứ để xây dựng kế hoạch ôn thi chi tiết, cụ thể cho từng lớp được phân công ôn tập một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh.
Leave a Reply