Giáo Án Chuyên Đề: Sơ lược về phản ứng cháy nổ


Chia sẻ với BQT website www.hoahoc.org - Thầy Ngô Xuân Quỳnh

Giáo Án Chuyên Đề: Sơ lược về phản ứng cháy nổ

Contents

I. MỤC TIÊU

  1. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phản ứng cháy và nổ.

– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày một số khái niệm về phản ứng cháy và nỗ; hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

  1. Năng lực hoá học

– Nhận thức hoá học: Nêu được khái niệm, đặc điểm của phản ứng cháy; điều kiện cần và đủ để phản ứng cháy xảy ra, khái niệm, đặc điểm cơ bản của phản ứng nổ; khái niệm phản ứng nổ vật lí và nổ hoá học; khái niệm về “nổ bụi”.

– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Trình bày được những sản phẩm độc hại thường sinh ra trong các phản ứng cháy và tác hại của chúng với con người.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được một số ví dụ về sự cháy các chất vô cơ và hữu cơ.

  1. Phẩm chất

– Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên

– Kế hoạch bài dạy, PowerPoint bài giảng (kèm theo máy chiếu).

– Các phiếu học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá.

– Sách giáo khoa, sách giáo viên.

– Bộ câu hỏi thiết kế trên ứng dụng Kahoot/Quizizz hoặc in ra phiếu học tập.

  1. Học sinh

– Tập vở ghi bài, sách giáo khoa.

– Giấy khổ lớn, bút viết để trình bày nội dung.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Hoạt động: Khởi động

a) Mục tiêu

– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b) Nội dung

NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG

Phản ứng cháy, nổ xảy ra phổ biến trong tự nhiên, đời sống và sản xuất. Dựa vào các tính của vật liệu, con người có thể điều khiển quá trình cháy, nổ xảy ra đúng mục đích, an toàn. Ngược lại, một vụ cháy, nổ bất ngờ, ngoài tầm kiểm soát có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vậy, phản ứng cháy, nổ là gì? Chúng xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố nào?

SẢN PHẨM NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG

Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử có tỏa nhiệt và phát sáng.

– Phản ứng nổ là phản ứng xảy ra với tốc độ rất nhanh, mạnh, tỏa nhiều nhiệt và ánh sáng, gây ra sự tăng thể tích đột ngột, tạo ra tiếng nổ mạnh.

Để phản ứng cháy xảy ra cần có đủ ba yếu tố: Chất cháy, chất oxi hóa và nguồn nhiệt. Nếu thiếu một trong các yếu tố này thì phản ứng cháy sẽ không xảy ra.

– Phản ứng nổ xảy ra khi và chỉ khi:

+ Nổ lý học: là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên quá cao thể tích đó không chịu được áp lực lớn nên bị nổ (như nổ xăm lốp xe khi bị bơm quá căng, nổ nồi hơi các thiết bị áp lực khác…)

+ Nổ hóa học: là hiện tượng cháy xảy ra với tốc độ nhanh làm hỗn hợp khí xung quanh giãn nở đột biến sinh công gây nổ.

+ Nổ hạt nhân: là vụ nổ gây bởi phản ứng nhiệt hạch hoặc phản ứng phân hạch.

CHI TIẾT HƠN – MỜI ĐỒNG CHÍ ĐỌC TRONG FILE

download

Bài 5. Sơ lược về phản ứng cháy nổ


QC

Leave a comment

About The Author

Th.S Ngô Xuân Quỳnh

➤ Website: www.hoahoc.org
➤ Facebook page: https://www.facebook.com/luyenthihathanhhn
➤ Hotline: 0979817885
Địa chỉ:
➤ CS1: Phòng 288 – Số 26 – Đường Láng – Ngã Tư Sở
➤ CS2: Gần trường THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình

More From Author

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.