• Home
  • 8 Năm
  • Document Library
  • Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar

Dạy Và Học Hoá Học Online

Nơi gặp gỡ, trao đổi của những bạn trẻ yêu hóa học.

  • Hóa THCS
    • Hóa Học 8
    • Hóa Học 9
    • Luyện Thi HSG THCS
    • Luyện Thi Vào 10
  • Hóa THPT
    • Hóa Học 10
    • Hóa Học 11
    • Hóa Học 12
    • Luyện Thi Đại Học
    • Luyện Thi HSG – THPT
  • Sau Đại Học
    • Luận Văn Thạc Sĩ
    • Các Chuyên Đề Học
    • Đề Thi Đầu Vào
    • Đề Thi Học Phần
  • Giáo Viên
    • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
    • Giáo Án Điện Tử
  • Thư Viện
    • Ebook VietNam
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Các Phần Mềm
      • Hướng Dẫn Sử Dụng
      • Phần Mềm Hóa Học
    • Video Thí Nghiệm
  • Kênh Youtube
  • Document Library
  • Show Search
Hide Search
You are here: Home / Câu Chuyện Giáo Dục / Đừng quy tội cho giáo viên: kết quả học tập của học sinh gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (Phần 1)

Đừng quy tội cho giáo viên: kết quả học tập của học sinh gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (Phần 1)

7 December, 2021 By Th.S Ngô Xuân Quỳnh Leave a Comment

3

Đừng quy tội cho giáo viên: kết quả học tập của học sinh gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ (Phần 1)

Grasby và cộng sự [1]
Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng giáo viên không phải tác động nhiều khiến một vài học sinh học tốt hơn các bạn khác cùng trường. Kết luận này mâu thuẫn với cách nhìn vốn phổ biến trước đó, vốn cho là giáo viên chính là tác nhân quan trọng nhất (đứng sau gen) để đạt được những thành tựu trong việc học.
Những nghiên cứu trước cho thấy chất lượng giáo viên – bao gồm cả trình độ và khả năng tổ chức lớp học – chiếm 30% lý do giải thích cho việc vài học sinh đạt được điểm số tốt hơn các bạn khác.
Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi gồm 4.533 cặp sinh đôi, được xuất bản trên Journal of Educational Psychology, đã tìm ra những tác nhân trong quy mô lớp học – bao gồm chất lượng giáo viên và quy mô lớp học – chỉ lý giải được 2-3% sự khác biệt trong điểm NAPLAN của học sinh.
Các tác nhân trong quy mô lớp học khác với các tác nhân liên quan đến quy mô trường, mặc dù hai nhóm này có phần nào đó trùng nhau. Các tác nhân liên quan đến quy mô trường học sẽ bao gồm tất cả những yếu tố kinh tế xã hội của trường và những chính sách quản trị ở cấp rộng hơn.
Vì những cặp song sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thường học cùng trường, chúng tôi không thể đánh giá sự khác biệt về phương diện trường. Nhưng chúng tôi có thể áp dụng những đánh giá sau nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa quy mô lớp học.
Tự chất và nuôi dưỡng tư chất
Phần lớn trẻ bắt đầu học đọc thông qua các cách hướng dẫn dạy được hợp thức ở các trường mầm non hoặc lớp 1. Nhưng mỗi trẻ sẽ thể hiện rất khác nhau về cách và tốc độ các em học trong năm đầu và những năm tiếp theo nếu theo làm đúng hướng dẫn. Tương tự như vậy, việc học toán sớm ở trường cũng thể hiện sự khác biệt tương tự, và cứ thế tiếp diễn.
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng cấu trúc genes đóng góp rất lớn về sự khác biệt của từng cá nhân trong sự tiến bộ khi học toán và đọc giữa các cặp sinh đôi ở trường – con số dự đoán về sự khác biệt là 40-75%.
Có khoảng 40% biến thiên có thể giải thích thông qua các nhân tố môi trường. Những nhân tố này bao gồm môi trường chung của cặp song sinh như mức độ đầu tư của cha mẹ cho việc học và tình hình kinh tế xã hội, và các nhân tố ảnh hưởng đến cặp song sinh khác nhau – được gọi là môi trường độc lập – ví dụ như nếu các em học ở các lớp học khác nhau.
Chúng tôi muốn tìm hiểu xem môi trường lớp học ảnh hưởng đến thành tích học tập của các em như thế nào.
Ở đây chúng tôi lựa chọn các cặp sinh đôi làm đối tượng bởi vì các em có toàn bộ (sinh đôi cùng trứng) hoặc một nửa (sinh đôi khác trứng) bộ gen trùng khớp, và các cặp song sinh có môi trường chung như cha mẹ, nơi ở, và thường thì học chung trường.
Cũng có một phần một phần môi trường mà các cặp song sinh không giống nhau, ví dụ như lớp học và bạn học. Chúng tôi có thể sử dụng những điểm tương đồng và những điểm khác biệt về cặp song sinh để nghiên cứu xem bộ genes và môi trường ảnh hưởng đến thành tích học tập của tất cả học sinh như thế nào, kể cả với những học sinh thông thường không phải sinh đôi.
Chúng tôi kiểm tra ảnh hưởng theo cấp lớp học đến khả học đọc của các cặp sinh đôi từ cấp mẫu giáo đến lớp 2, và khả năng học đọc và toán ở lớp 3, 5, 7 và 9. Chúng tôi thực hiện bằng cách so sánh điểm tương đồng trong kết quả kiểm tra NAPLAN ở những cặp song sinh khi so sánh những cặp học chung lớp và những cặp không học chung lớp với nhau.
gv
Chúng tôi nhận thấy rằng kết quả của các cặp song sinh học khác lớp cũng gần tương tự như các cặp học cùng lớp. Điều này đúng với tất cả các bài kiểm tra của NAPLAN – bao gồm cả toán và đọc – và cũng đúng với những lớp lớn như lớp 7, lớp 9 cũng như các lớp bé từ mẫu giáo đến lớp 5.
Bên cạnh việc cho thấy tác động của lớp học chỉ chiếm 2-3%, nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy một tỷ lệ khá lớn về độ biến thiên giữa các học sinh – trung bình là khoảng 60% – liên quan đến sự khác biệt về genes.
Với khoảng hơn 30% còn lại, độ biến thiên này xuất hiện khi có những yếu tố môi trường khác như các tác động ngoài khuôn viên trường học, hoặc có những tác nhân vẫn chưa được xác định, đang đóng vai trò ảnh hưởng lớn hơn ảnh hưởng của môi trường lớp học.
Nguồn: Nguyễn Ngọc Diệp dịch, Đừng quy tội cho giáo viên: kết quả học tập của học sinh gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, Day&Học số 21
#Cunghoc #Nhagiaodoimoi
[1] Grasby, K. L., Little, C. W., Byrne, B., Coventry, W. L., Olson, R. K., Larsen, S., & Samuelsson, S. (2020). Estimating classroom-level influences on literacy and numeracy: A twin study. Journal of Educational Psychology, 112(6), 1154–1166. https://doi.org/10.1037/edu0000418
Theo “Cộng Đồng Nhà Giáo Đổi Mới”

Related

Leave a comment

Filed Under: Câu Chuyện Giáo Dục

Reader Interactions

Leave a Reply Cancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Primary Sidebar

Categories

  • Bài Giảng Hóa Học
  • Các Chuyên Đề Học
  • Các Phần Mềm
  • Câu Chuyện Giáo Dục
  • Đánh Giá Năng Lực
  • Đề cương ôn tập – Hóa 10
  • Đề thi dành cho SV
  • Đề Thi Đầu Vào
  • Đề thi giữa HK I
  • Đề thi Hoàng gia Australia
  • Đề thi Học kì II – Hoá 10
  • Đề thi Học kì II – Hóa 10
  • Đề thi HSG các tỉnh
  • Đề thi HSG Duyên Hải Bắc Bộ
  • Đề thi olympic 30/4
  • Đề thi thử THPT Quốc Gia
  • Đề thi tuyển sinh vào 10 THPT
  • Ebook English
  • Ebook VietNam
  • Giáo Án Điện Tử
  • Giáo Dục Hiện Đại
  • Giáo Viên Với Nghề Giáo
  • Hóa Bậc Đại Học
  • Hóa Học & Cuộc Sống
  • Hóa Học 10
  • Hóa Học 11
  • Hóa Học 11
  • Hóa Học 11 – HSG
  • Hóa Học 12
  • Hóa Học 12
  • Hóa Học 8
  • Hóa Học 9
  • Hóa Học THCS
  • Hóa Học THPT
  • Hóa Học Vui
  • Hóa Lý
  • Hỏi/Đáp Hóa THCS
  • Hỏi/Đáp Hóa THPT
  • Hướng Dẫn Sử Dụng
  • Hướng Dẫn Sử Dụng
  • Kỹ Thuật Dạy Học
  • Lịch Sử Hóa Học
  • Lớp 1
  • Luận văn
  • Luận Văn Thạc Sĩ
  • Luyện Thi Đại Học
  • Luyện Thi HSG – THPT
  • Luyện Thi HSG THCS
  • Luyện Thi Vào 10
  • Một số bài viết khác
  • Một số vấn đề khác
  • Nguyên Tố Hóa Học
  • Phần Mềm Hóa Học
  • Phương Pháp Đường Chéo
  • Phương Pháp Giải Toán
  • Sau Đại Học – NCS
  • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
  • Tài Liệu Cho Giáo Viên
  • Thông Báo Mới
  • Thủ Thuật Tin Học
  • Thư Viện Sách
  • Tư Vấn Học Tập
  • Tư Vấn Ngành Nghề
  • Ứng Dụng Công Nghệ
  • Video Thí Nghiệm

Archives

Hướng dẫn tải file từ web hoahoc org


3

HỢP TÁC NỘI DUNG

Phone, Zalo: 0979817885
E-mail: [email protected]

Copyright © 2022 · Hoá Học Online

DIY Crafts, Haircut Craze, The Fashionista Blog, Hairstyles 1975, Short Haircuts

 

Loading Comments...