Đề thi thử trường THPT Yên Định 1 – Thanh Hóa
Trường THPT Yên Định 1 tỉnh Thanh Hóa gần đây tổ chức kỳ thi thử THPT Quốc Gia 2016. Hi vọng đề thi này sẽ giúp các em có được nguồn tham khảo hữu ích để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới. Với đề thi này theo Admin thì nó cũng tương đối hay. Các em dễ gặp những câu phân loại học sinh, những câu dễ “mắc lừa”. Chẳng hạn như câu 37, câu 41 và câu 46. Những câu này các em cần bình tĩnh suy xét, đưa ra các khả năng có thể.
Các em hãy bắt tay vào làm và trao đổi ở bên dưới cùng mọi người nhé!
Một số câu hay và khó trong đề thi thử:
Câu 37: Cho 17,9 gam hỗn hợp Fe, Cu và Al vào bình đưng 200 gam dung dịch H2SO4 24,01%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,6 gam chất rắn và có 5,6 lit khí đktc thoát ra. Thêm tiếp vào bình 10,2 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch là:
A. 2,688 và 64,94.
B. 2,688 và 67,7.
C. 2,24 và 56,3.
D. 2,24 và 59,18.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) cần 58,8 lít O2 thu được 49,28 lit CO2 và 33,3 gam H2O (Các thể tích khí đo đktc). Nếu cho 0,1 mol X trên thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là:
A. 9 và 92,9 gam.
B. 8 và 96,9 gam.
C. 10 và 96,9 gam.
D. 10 và 92,9 gam.
Câu 46: Hỗn hợp M gồm 2 andehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết ).Hidro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng 7,84 lit khí H2 vừa đủ (đktc) thu được hỗn hợp N gồm 2 ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Natri. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được17,45 gam chất rắn. Công thức của X, Y lần lượt là::
A. CH3CHO và C3H5CHO.
B. CH3CHO và C2H3CHO.
C. HCHO và C3H5CHO.
D. HCHO và C2H3CHO.
Leave a Reply