Đề thi thử THPT Quốc Gia – Lớp 12 – Bài thi: Khoa Học Tự Nhiên – Môn thi: Hóa Học
Câu 75: Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8(k) + 5O2(k) + 6OH–(dd) → 3CO (dd) + 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 110 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là
A. 63,4 giờ.
B. 65,4 giờ.
C. 67,4 giờ.
D. 69,4 giờ.
Câu 76: Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở E, F (đều có công thức phân tử C4H6O4) tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + 2NaOH ===> 2Y + Z
F + 2NaOH ===> Y + T + H2O
Biết E là este hai chức tạo bởi ancol Z và axit cacboxylic; F chứa hai nhóm chức, trong đó có một chức este. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z tác dụng với CuO (t°) sinh ra (CHO)2.
(b) Chất Y tác dụng với dung dịch HCl sinh ra HCOOH.
(c) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3 thu được CO2.
(d) Có hai công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của E.
(đ) Tên gọi của T là natri propionat.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 77: Hỗn hợp T gồm 2 triglixerit X và Y (MX < MY; tỉ lệ số mol tương ứng là 2: 3). Đun nóng m gam hỗn hợp T với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri oleat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat. Mặt khác, m gam hỗn hợp T tác dụng tối đa với 13,68 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp T thu được 54,846 gam CO2 và 20,088 gam H2 Giá trị của (x + z) gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 13,1.
B. 11,1.
C. 9,1.
D. 7,1.
Câu 78: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeS2, CuS, FeS, FeCO3, CuO vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 0,12 mol O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thì áp suất của khí trong bình giảm 12,5% so với áp suất ban đầu (bỏ qua thể tích của chất rắn) và (m – 1,2) gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch H2SO4 50%, đun nóng, thu được dung dịch Y chứa (m + 5,04) gam hỗn hợp muối gồm (Fe2(SO4)3 và CuSO4) và 0,21 mol hỗn hợp khí Z gồm CO2, SO2. Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 44,7 gam.
B. 46,7 gam.
C. 48,7 gam.
D. 50,7 gam.
Câu 79: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit cacboxylic không no, mạch cacbon không phân nhánh và có hai liên kết n trong phân tử; Y và Z là hai axit cacboxylic no, đơn chức; T là ancol no, ba chức; E là este tạo bởi T và X, Y, Z (ME < 258). Hỗn hợp M gồm X và E, tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M thu được a gam CO2 và (a – 6,93) gam H2O.
– Thí nghiệm 2: Cho m gam M vào dung dịch KOH dư, đun nóng nhẹ sau phản ứng hoàn toàn thấy có 0,06 mol KOH phản ứng.
– Thí nghiệm 3: Cho 19,8 gam M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ, thu được hỗn hợp muối khan N. Đốt cháy hết N bằng khí O2 dư thu được 0,6 mol CO2 và 21,36 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và H2O. Khối lượng chất E trong 8,91 gam hỗn hợp M là
A. 4,392 gam.
B. 5,124 gam.
C. 5,856 gam.
D. 6,588 gam.
Leave a Reply