Đề thi khảo sát chất lượng học kì I – Năm học: 2015 – 2016 – Hóa học 10
Câu 1. (2 điểm).
Cation X3+ và anion Y− có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
b) Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của Y trong bảng tuần hoàn (không giải thích).
c) Hãy sắp xếp các nguyên tố X, 19K, 12Mg theo chiều tính kim loại giảm dần.
Câu 2. (2 điểm). Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau, chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa?
a) Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O.
b) Al + HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.
Biết hỗn hợp gồm 2 khí NO và N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1
Câu 3. (2 điểm). Nguyên tố P (Z = 15), Cl (Z = 17).
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của P và Cl.
b) Dự đoán kiểu liên kết và viết công thức electron, công thức cấu tạo của hợp chất tạo thành bởi 2 nguyên tố trên?
Câu 4. (1 điểm).
Hòa tan hoàn toàn 11,02 gam R(OH)2 thì cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 12,5% (d = 1,1096 g/ml). Xác định tên kim loại R.
Câu 5. (2 điểm).
A và B là 2 dung dịch natri hiđroxit khác nồng độ. Lấy 1 lít A trộn với 3 lít B thu được 4 lít dung dịch D. Lấy 4 lít dung dịch D phản ứng vừa đủ với 6,6 lít dung dịch HCl 1M. Lấy 3 lít A trộn với 1 lít B thu được 4 lít E. Lấy 40 ml dung dịch E tác dụng vừa đủ với dd HCl, sau phản ứng thu được 3,159 gam muối. Xác định nồng độ mol của dung dịch A, B, D, E.
Câu 6. (1 điểm).
Hỗn hợp A gồm bột Mg và Al có khối lượng 7,5g.
– Cho A tác dụng với V lít khí O2, sau phản ứng thu được 11,5g chất rắn.
– Cho A tác dụng với 2V lít khí O2, sau phản ứng thu được 13,1g chất rắn.
Biết thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính V?
b) Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
Leave a Reply