Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 – Vòng 2
Câu II: (5 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm 0,56 gam Fe và 16 gam Fe2O3. Trộn A với m mol bột nhôm rồi nung ở nhiệt độ cao (không có không khí) thu được hỗn hợp B. Nếu cho B tan trong dung dịch axit sunfuric loãng dư thì thu được a lít khí còn nếu cho B tác dụng với dung dịch natri hidroxit dư thì thể tích khí thu được là 0,25a lít trong cùng điều kiện. Xác định giá trị khối lượng của nhôm giả sử phản ứng nhiệt nhôm chỉ tạo ra Fe?
2. Trộn hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 với nhau theo tỷ lệ khối lượng 7 : 3,6 : 17,4. Hòa tan hết A bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Lấy ½ dung dịch B cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa G. Nếu cũng lấy ½ dung dịch B cho tác dụng với khí clo đến khi phản ứng hoàn toàn, đun nóng, thêm dung dịch NaOH đến dư thu được kết tủa D. Kết tủa G và D có khối lượng chênh nhau 1,7 gam. Nung kết tủa G và D trong không khí thì thu được m gam chất rắn E.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
c. Tính m.
Câu III: (5 điểm)
- Có một hỗn hợp A gồm Al2O3, MgCO3, CaCO3 trong đó khối lượng oxit nhôm bằng 1/8 tổng khối lượng hai muối cacbonat. Nung A đến khối lượng không đổi thì chất rắn còn lại có khối lượng bằng 6/10 khối lượng của A. Xác định % khối lượng của mỗi chất trong A.
- Cho 4,32 gam hỗn hợp 3 kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 896ml khí (đktc) và một lượng chất rắn không tan. Tách lượng chất rằn không tan này cho tác dụng với 120ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,4 gam Cu kim loại và dung dịch X. Tách dung dịch X cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch potat ăn da để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Nung kết tủa đó trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.
- Tính khối lượng từng kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
- Tính khối lượng chất rắn Y.
Câu IV: (6 điểm)
- Hỗn hợp khí X được tạo thành khi trộn lẫn 4V lít CH4 với V lít hiđrocacbon A (đo ở cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X thu được hơi nước, khí cacbonic có tỷ lệ khối lượng tương ứng là 13,5 : 22.
Trộn lẫn m gam CH4 với 1,75m gam hiđrocacbon A được hỗn hợp Y. Đốt cháu hoàn toàn Y thu được hơi nước, khí cacbonic có tỷ lệ thể tích tương ứng là 3:4.
- Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon A.
- Viết các CTCT có thể có của A.
- A là hỗn hợp khí etilen và axetilen (ở đktc). 1 lít A nặng 1,2054 gam. Cho 4,48 lít A lội qua 700ml dung dịch brom 0,2M. Sau phản ứng dung dịch brom mất màu, khối lượng bình dung dịch brom tăng thêm 3,22 gam và có 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí B bay ra khỏi bình đựng dung dịch brom.
- Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được.
- Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong B.
Leave a Reply