Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà ThànhDạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành
  • Home
  • Hóa THCS
    • Hóa Học 8
    • Hóa Học 9
    • Luyện Thi HSG THCS
    • Luyện Thi Vào 10
  • Hóa THPT
    • Hóa Học 10
    • Hóa Học 11
    • Hóa Học 12
    • Luyện Thi Đại Học
    • Luyện Thi HSG – THPT
  • Sau Đại Học
    • Luận Văn Thạc Sĩ
    • Các Chuyên Đề Học
    • Đề Thi Đầu Vào
    • Đề Thi Học Phần
  • Giáo Viên
    • Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
    • Giáo Án Điện Tử
  • Thư Viện
    • Ebook VietNam
    • Sáng kiến kinh nghiệm
    • Các Phần Mềm
      • Hướng Dẫn Sử Dụng
      • Phần Mềm Hóa Học
    • Video Thí Nghiệm
  • Chemistry – EN
  • Contact
Notification Show More
Aa
Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà ThànhDạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành
Aa
  • Business
  • Industry
  • Politics
Search
  • Home
  • Hóa Học THCS
  • Hóa Học THPT
  • Chemistry – English
  • Sau Đại Học
  • Thư Viện
  • Giáo Viên
Have an existing account? Sign In
Follow US
Dạy Và Học Online - Luyện Thi Hà Thành > Blog > Vấn Đề Về Giáo Dục > Câu Chuyện Giáo Dục > 8 cách giúp giáo viên chuyển từ “dạy” sang “tổ chức hướng dẫn”
Câu Chuyện Giáo DụcTài Liệu Bồi Dưỡng GVTài Liệu Cho Giáo Viên

8 cách giúp giáo viên chuyển từ “dạy” sang “tổ chức hướng dẫn”

Th.S Ngô Xuân Quỳnh
Last updated: 2019/01/27 at 7:04 AM
By Th.S Ngô Xuân Quỳnh  - Luyện Thi Hà Thành
Share
10 Min Read
SHARE

8 cách giúp giáo viên chuyển từ “dạy” sang “tổ chức hướng dẫn”

Contents

Công việc của chúng ta là “dạy học” nhưng có bao giờ bạn tự hỏi liệu công việc của bạn thực sự là “dạy” không?

Contents
8 cách giúp giáo viên chuyển từ “dạy” sang “tổ chức hướng dẫn”Giới thiệu từ khóa/ từ vựng mớiLàm mẫuKhông cho học sinh câu trả lời mà chỉ đưa gợi ýTheo dõi quá trình giao tiếpGiới hạn thời gianĐặt ra các câu hỏi gợi mởCung cấp phản hồiKhuyến khích và khen ngợi

Khi chúng ta tập trung vào “giảng dạy” giáo viên sẽ là trung tâm của lớp học. Giáo viên sẽ là người dẫn dắt các hoạt động dạy học liên quan nội dung kiến thức, hoặc các hoạt động liên quan đến thực hành có kiểm soát. Mục tiêu là để đạt được độ chính xác và kết quả cao nhất. Nhưng khi chúng ta chuyển sang hoạt động trải nghiệm, đóng vai và mục tiêu là làm việc để tạo nên sự thành thạo của kĩ năng và giúp học sinh trở thành trung tâm của lớp học thì công việc trở nên phức tạp và khó khăn hơn.

Học sinh nên đóng vai trò tích cực hơn, trở nên ít phụ thuộc hơn vào giáo viên trong quá trình nhận thức. Dưới đây là 8 cách để giáo viên chuyển từ công việc “dạy” sang “tổ chức, hướng dẫn” học sinh.

Giới thiệu từ khóa/ từ vựng mới

“Hướng dẫn học tập” không có nghĩa là cứ phải giảng dạy ít hơn, mà là biết phải dạy gì và khi nào nên làm điều đó để học sinh chuẩn bị tốt hơn để tự giải quyết vấn đề. Ví dụ: giả sử giáo viên muốn lắng nghe học sinh trao đổi hoặc thảo luận nhóm thì cần phải đưa ra từ vựng, giải thích thuật ngữ trước khi nghe, nếu không giáo viên sẽ tự đặt câu hỏi rồi tự mình trả lời vì học sinh hoàn toàn không hiểu nội dung mà giáo viên đang dạy. Bằng cách giới thiệu từ vựng và từ khóa giáo viên sẽ chuẩn bị cho học sinh có khả năng làm việc độc lập một cách có hiệu quả. Sau đó học sinh có thể tự mình hoàn thành mà không cần sự giúp đỡ của giáo viên.

Làm mẫu

Khi nói đến vai diễn hoặc tình huống học sinh phải diễn xuất, có thể học sinh không nhận rõ được vai trò của họ là gì (Học sinh A, là chủ cửa hàng, học sinh B đang là khách hàng mua một bộ váy). Hãy thử đóng vai và làm mẫu với một học sinh đầu tiên, và sau đó có một cặp khác thử nó. Hoặc có lớp học có thể liệt kê các từ, cụm từ hoặc mẫu câu có thể có ích để học sinh có thể tham chiếu khi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ.

Không cho học sinh câu trả lời mà chỉ đưa gợi ý

Bạn làm gì khi một học sinh làm bài và để cách ra một khoảng? Bạn làm gì khi học sinh không biết phải nói gì tiếp theo? Một số giáo viên trong chúng ta phạm sai lầm khi đưa ra toàn bộ câu trả lời hoặc câu hỏi cho học sinh. Hãy thử đưa ra gợi ý cho học sinh bằng các từ đầu tiên của đáp án hoặc một công cụ trực quan. Ví dụ, nói hai học sinh đang lập kế hoạch vào cuối tuần. Nếu học sinh quên hỏi thời gian gặp nhau, bạn có thể trỏ vào đồng hồ của mình mà không làm gián đoạn cuộc hội thoại.

Theo dõi quá trình giao tiếp

Cố gắng không quá khắt khe khi giám sát vai trò của học sinh trong các hoạt động thảo luận. Bạn cần phải lắng nghe cẩn thận về những sai lầm nhưng học sinh phải cảm thấy tự do và tự tin để cho suy nghĩ theo cách của chúng. Đây là lý do tại sao bạn không làm gián đoạn học sinh trong khi chúng đang nói. Ghi lại những sai lầm của học sinh và lưu chúng lại cho việc phản hồi sau khi các hoạt động kết thúc.

Giới hạn thời gian

Hãy cho học sinh dàn ý và giới hạn thời gian để học sinh sử dụng như một công cụ trong quá trình học tập. Nếu học sinh bắt đầu một cuộc thảo luận không có giới hạn thời gian nhất định, giáo viên sẽ thấy học sinh sẽ đi lan man hoặc đột nhiên dừng lại và không có gì để nói. Giới hạn thời gian giúp học sinh tập trung vào công việc đang diễn ra. Học sinh cần giới hạn, và vai trò của giáo viên sẽ như một người hướng dẫn một người giao nhiệm vụ, hỗ trợ thực hiện và đánh giá kết quả.

Đặt ra các câu hỏi gợi mở

Học sinh thường có câu hỏi về những gì một học sinh khác nói hoặc một từ / cụm từ mà các em đã sử dụng. Khuyến khích học sinh đặt những câu hỏi ngay khi hoạt động kết thúc. Cố gắng giúp học sinh hiểu rằng việc sửa chữa các lỗi của chính mình cũng quan trọng và có giá trị như việc sửa lỗi cho các bạn trong lớp.

Cung cấp phản hồi

Sau khi hoạt động được hoàn một cách trôi chảy, hãy dành thời gian để chia sẻ những sai lầm mà học sinh đã gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc tương tác. Việc đưa cho học sinh một danh sách những lỗi sai sẽ không có ý nghĩa đối với người học. Thay vào đó, cố gắng nhóm những sai lầm thành các nhóm lỗi phổ biến, ví dụ như những lỗi từ vựng, những từ mà họ bị phát âm sai, ngữ pháp mà họ sử dụng sai, vv … Bằng cách này, học sinh sẽ cảm thấy dễ làm việc hơn chứ không phải là một sai lầm biệt lập để phân loại thông qua.

Khuyến khích và khen ngợi

Đôi khi chúng ta cố gắng hết sức để sửa lại những gì học sinh đã làm sai mà quên mất rằng điều quan trọng là phải nói với học sinh những gì chúng đã làm đúng. Đương nhiên, chúng ta không nên bỏ qua những trở ngại học sinh đang phải đối mặt – nếu có vấn đề trở ngại học sinh phải nhận thức được về nó. Đó là lý do tại sao tôi đề nghị công thức đơn giản này. Cung cấp hai phần khen ngợi cho mỗi vấn đề hoặc điều học sinh cần làm việc. Ví dụ: giáo viên có thể nói với học sinh: “Con đã học được rất nhiều từ mới và thầy thấy rằng con đã nỗ lực sử dụng chúng. Con cũng nhớ được các cụm từ để sử dụng trong một cuộc trò chuyện. Nhưng con cần tiếp tục làm việc nhiều hơn ở phần phát âm”.

Cho dù là người dạy học hay người hướng dẫn vấn đề quan trọng không phải là tên. Điều quan trọng là tập trung vào việc cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết. Khi giáo viên dành thời gian để “tạo điều kiện” thay vì “dạy” chúng ta sẽ giúp học sinh đạt được những bước tiến trong quá trình học tập.

Còn bạn thì sao? Bạn có thích một giáo viên làm việc dạy học đơn thuần hay một người chỉ đường, hướng dẫn? Hãy chia sẻ với chúng tôi!

P.S. Nếu bạn thích bài viết này, vui có thể nhấn vào nút chia sẻ dưới đây. Và nếu bạn quan tâm đến nhiều hơn, bạn có thể theo dõi trang Facebook của chúng tôi, nơi chúng tôi chia sẻ nhiều hơn về những phương pháp dạy học sáng tạo, không nhàm chán.

Tác giả: CLAUDIA PESCE

Nguyễn Hữu Long dịch


QC
Chia sẻ với BQT website www.hoahoc.org - Thầy Ngô Xuân Quỳnh

Related

Leave a comment

You Might Also Like

Cách đọc phổ hồng ngoại

Phân loại, xây dựng cấu trúc các bài tập về pin điện hóa phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả, đề kiểm tra định kì môn Hóa học cấp THPT

Slide phục vụ bồi dưỡng GV SGK Hóa học 11

Hướng dẫn dạy học môn Hóa học THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới

TAGGED: giáo viên, hướng dẫn, tổ chức
Th.S Ngô Xuân Quỳnh 27 January, 2019 22 January, 2019
Share This Article
Facebook Twitter Email Copy Link Print
Share
Hãy cho chúng tôi biết cảm xúc của bạn khi đọc xong bài viết này nhé !
Love0
Sad0
Happy0
Sleepy0
Angry0
Surprise0
By Th.S Ngô Xuân Quỳnh Luyện Thi Hà Thành
Follow:
➤ Website: www.hoahoc.org ➤ Facebook page: https://www.facebook.com/luyenthihathanhhn ➤ Hotline: 0979817885 ➤ Địa chỉ: CS1: Phòng 658 – Số 26 – Đường Láng – Ngã Tư Sở CS2: Gần trường THPT Phan Đình Phùng – Ba Đình
Leave a comment Leave a comment

Leave a ReplyCancel reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Stay Connected

0 Like

BÀI VIẾT MỚI

bang
Cách đọc phổ hồng ngoại
Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
Hidrocacbon và môt số dạng bài tập
Hóa Học 12 – Chương 2: Cacbohidrat (Glucozo, fructozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo)
Hóa Học 12 Hóa Học THPT Luyện Thi Đại Học
can bang hoa hoc
CHUYÊN ĐỀ 8 – CÂN BẰNG HÓA HỌC
Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
thi_thptqg1_vov_bfje
Tuyên Quang – Đề thi lập đội tuyển dự thi chọn HSG Quốc Gia – Năm 2021 – 2022
Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
Trai He Hung Vuong - VĨNH PHÚC 2023 - Mon Hoa Hoc 10 - DE va DA - 0001
Trai He Hung Vuong – VĨNH PHÚC 2023 – Mon Hoa Hoc 10 – DE va DA
Đề thi HSG các tỉnh Đề thi HSG Hóa Học 10 HSG Hóa Học 10
Chuyen Bac Ninh
Phân loại, xây dựng cấu trúc các bài tập về pin điện hóa phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia
Hóa Học 11 Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11 Tài Liệu Bồi Dưỡng GV Tài Liệu Cho Giáo Viên
Trai He Hung Vuong - Dien Bien 2022 - Mon Hoa Hoc 10 - DE va DA - 0001
Đề thi và đáp án trại hè Hùng Vương lần XVI – Điện Biện 2022 – Môn Hóa Học khối 10
Đề thi HSG các tỉnh Đề thi HSG Duyên Hải Bắc Bộ Đề thi HSG Hóa Học 10 Hóa Học 10 Hóa Học 11 Hóa Học 12 Hóa Học THPT HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
Nghe An
Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả, đề kiểm tra định kì môn Hóa học cấp THPT
Tài Liệu Bồi Dưỡng GV
Thai Binh
Đề thi trại hè Hùng Vương lần XVI – Điện Biện 2022 – Môn Hóa Học khối 10
Đề thi HSG các tỉnh Đề thi HSG Duyên Hải Bắc Bộ Đề thi HSG Hóa Học 10 Hóa Học 10 Hóa Học 12 - HSG HSG Hóa Học 10 Luyện Thi HSG - THPT Ôn luyện HSG Hóa Học 11
Thao luan
Slide phục vụ bồi dưỡng GV SGK Hóa học 11
Tài Liệu Cho Giáo Viên

You Might Also Like

bang
Tài Liệu Bồi Dưỡng GV

Cách đọc phổ hồng ngoại

4 September, 2023
Chuyen Bac Ninh
Hóa Học 11Hóa Học 12Hóa Học THPTHSG Hóa Học 10Luyện Thi HSG - THPTÔn luyện HSG Hóa Học 11Tài Liệu Bồi Dưỡng GVTài Liệu Cho Giáo Viên

Phân loại, xây dựng cấu trúc các bài tập về pin điện hóa phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia

7 August, 2023
Nghe An
Tài Liệu Bồi Dưỡng GV

Tài liệu tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả, đề kiểm tra định kì môn Hóa học cấp THPT

7 August, 2023
Thao luan
Tài Liệu Cho Giáo Viên

Slide phục vụ bồi dưỡng GV SGK Hóa học 11

7 August, 2023
Logo - 1
Luyện Thi Hà Thành - 0979817885

Đăng kí học: TOÁN - LÝ - HÓA Nhắn tin vào ZALO: 0979817885 ???? Chúng tôi xin nhiệt liệt chào đón các bạn học sinh đến với lớp học để trải nghiệm giá trị tuyệt vời và cảm nhận sự tiến bộ rõ rệt sau mỗi buổi học nhé!

Luyện Thi Hà Thành - 0979817885
Luyện Thi Hà Thành - 0979817885
 

Loading Comments...
 

    Welcome Back!

    Sign in to your account

    Lost your password?